Trang chủ /Tài liệu kế toán - Thuế/Biểu mẫu chứng từ
HỒ SƠ SỔ SÁCH PHỤC VỤ KIỂM TRA LIÊN NGHÀNH GIỮA CHI CỤC THUẾ VÀ BHXH VỀ LAO ĐỘNG
(18/11/2020)

HỒ SƠ SỔ SÁCH PHỤC VỤ KIỂM TRA LIÊN NGHÀNH GIỮA CHI CỤC THUẾ VÀ BHXH VỀ LAO ĐỘNG

Hiện nay cơ quan thuế và cơ quan BHXH đã bắt đầu liên kết đến thanh tra doanh nghiệp cùng lúc ( thanh tra liên nghành) bên mình có 1 doanh nghiệp và đoàn gồm 3 cán bộ thuế 2 cán bộ BHXH (bên thuế là người phòng thanh kiểm tra, bên BHXH 1 người phòng chính sách chế độ, 1 người phòng quản lý thu) và đang có rất nhiều DN tìm cách trốn đóng BHXH và mình nghĩ không nên vì dù sao cung là quyền lợi của NLĐ. Sau đây mình sẽ liệt kê 1 số lưu ý khi thanh kiểm tra .

1. Nếu doanh nghiệp bạn có hồ sơ thai sản thì kiểm tra lại ghim đầy đủ từng bộ. Ví dụ thai sản cần mẫu báo giảm 600a báo giảm + giấy ra viện + giấy khai sinh em bé + giấy đề nghị giải quyết chế độ 01B-HSB , trên mẫu 600a và mẫu 01B-HSB sẽ có tháng bắt đầu nghỉ thai sản bạn cần làm bảng chấm công và bảng lương cho trùng khớp. Có 1 sự thật ở 1 số doanh nghiệp nhỏ kế toán nội bộ làm BHXH, ngân hàng, quỹ ... kế toán thuế chỉ đến nhận chứng từ và thông tin các nhân nhân viên,danh sách cán bộ công nhân viên nên dễ bị sai lỗi người ta nghỉ thai sản mà vẫn chấm công tính lương nghe vô lý nhưng không gì là không thể các bạn làm bhxh nếu có kế toán thuế riêng thì cứ note danh sách nhân viên nghỉ thai sản gửi họ tốt nhất gửi tin nhắn sau có gì có cái mà nói không phải lỗi của em. Các bạn khi làm các thủ tục xong nhớ vào in ra lưu lại 1 bản (hiện nay khai báo điện tử các bạn chủ quan không in và lưu 1 bộ hồ sơ đầy đủ dẫn đến bị cán bộ xoay).

2. Nếu doanh nghiệp có hồ sơ ốm đau, hồ sơ nghỉ dưỡng sức các bạn cũng cần lưu ý bảng chấm công và tính lương cần chấm chuẩn. Có trường hợp doanh nghiệp bạn kế toán nội bộ có làm đề nghị nghỉ dưỡng sức cho bạn A và được cơ quan BHXH duyệt chi 7 ngày từ ngày 18/5/2019 đến ngày 25/5/2019 số ngày nghỉ 7 ngày kia nhưng trên bảng chấm công tính lương của kế toán thuế lại vẫn hiển thị đi làm và hưởng lương bình thường thế là bị truy thu hơn 3 triệu.

3. Tờ khai quyết toán thuế lệch số lao động trên quyết toán thuế 20 đóng bhxh 15 vậy 5 người kia các bạn cần giải trình rùi, lúc này sẽ khó nhé nếu không tính kỹ từ đầu. Mình lấy ví dụ 5 bạn lệch đều có mức lương là 5 triệu và làm đủ 12 tháng trên bảng lương lúc này số đông mợi người lựa chọn làm hợp đồng khoán, nhưng nếu không khấu trừ 10%, không có cam kết 02, và chẳng may 5 bạn kia có thu nhập nhiều nơi là sẽ bị xoay rùi.

Mình liệt kê 1 số cách mà các bạn thường dùng như sau:

Thứ 1. DN họ ký hợp đồng thời vụ (dưới 03 tháng năm 2017, dưới 01 tháng năm 2018) và không để lương quá thời gian trên nếu để quá thời gian trên phải để cách nhau thời gian, nên để cách 1 tháng.

Thứ 2. DN ký hợp đồng thử việc với mỗi người Chỉ được ký 01 lần/vị trí và không nên ký quá 02 lần (06 ngày nếu công việc giản đơn, 60 ngày với công việc yêu cầu qua đào tạo có trình độ cao đẳng trở lên hoặc 30 ngày với trình độ trung cấp, sơ cấp). Trường hợp ký thử việc 2 lần khi thử việc lần 1 ở vị trí A không đáp ứng được yêu cầu như trong Quy chế và phải thực việc lần 2 ở 1 vị trí khác.

Thứ 3. DN ký hợp đồng với người đang hưởng lương hưu, hợp đồng với người đã ký HĐ nơi khác nhưng phải tính Thuế TNCN với trường hợp này. Và hàng tháng phải trích 21.5% BHXH vào lương cho NLĐ nếu lỡ không trích 0.5% BHTN.

Thứ 4. DN ký hợp đồng đào tạo nghề tập nghề và Có giáo trình của đơn vị có chức năng, quyền hạn viết. có giảng viên, có hồ sơ đào tạo cá nhân để chứng minh…vv.

Thứ 5. DN ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn và chỉ chấm công dưới 14 công

4. Phải có thang bảng lương đối với công ty trên 10 lao động nhé, chú ý nhóm đối tượng qua đào tạo, nặng nhọc độc hại, thời gian nâng lương (tức nâng bậc hàng năm từ bậc 1 lên 2 lên 3…) HĐ của các đối tượng trên chú ý: xếp lương đúng ngạch, đúng bậc trong thang bảng lương. Các điều khoản trong hd phải đúng luật.

5. Chuẩn bị Nội quy lao động, quy chế lương thưởng, thỏa ước lao động. Bảng chấm công, bảng lương, danh sách lao động các quyết định tăng lương, quyết định cho nghỉ việc.... hợp đồng lao động, phụ lục hợp đồng lao động....

6. Các bạn chú ý 1 số cán bộ sẽ hỏi sổ giao nhận BHXH, BHYT giữa doanh nghiệp với người lao động(mẫu 01) nhé, vì theo luật doanh nghiệp không được giữ sổ bhxh của người lao động nên nếu không trình được là cũng bị khiển trách đó.

7. Chú ý Các quyết định liên quan đến khoản phụ cấp không đóng BHXh hoặc có đóng BHXH. quyết định tăng lương, quyết định chấm dứt hđ lao động.

8. Chú ý Bảng chấm công, chấm đúng luật lao động về thời gian làm thêm, làm đêm, nghỉ lễ, tết, nghỉ phép.

9. Bảng lương, chú ý chi trả đúng quy định về lương cơ bản, các khoản phụ cấp, các khoản làm thêm, làm đêm, nghỉ lễ, tết, phép. Nhưng đặc biệt phải chú ý làm sao để lương này tổng số các tháng phải khớp bằng đúng báo cáo thuế TNCN.

Nguồn : Ninh An

 

Bài viết cùng danh mục
Copyright 2019 © PPI Việt Nam
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0964.787.599

Website: www.ppivietnam.vn

Email: ktppivietnam@gmail.com

   
Lượt truy cập: 143856333
Số người đang xem: 13