Trang chủ /Tài liệu kế toán - Thuế/Chia sẻ kinh nghiệm kế toán - Thuế
CÁC KHOẢN CHI PHÍ ĐƯỢC TRỪ KHI TÍNH THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP
(04/10/2022)

Khi tính thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp thì kế toán cần xác định các khoản chi phí được trừ và chi phí không được trừ nhằm bảo đảm tính đúng số thuế và quyền lợi của doanh nghiệp. Dưới đây là các khoản chi phí được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.
Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, trừ các khoản chi không được trừ thì doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

(1) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

(2) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

(3) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Như vậy, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu khoản chi thực tế phat sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng như: Chứng từ thanh toán qua ngân hàng và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác.

Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).

Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

1 số khoản chi phí được trừ khác khi xác định thu nhập chịu thuế.

Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC, ngoài các khoản chi phí được trừ như trên thì tại quy định về các khoản chi phí được trừ cũng có một số quy định lưu ý trong đó nêu rõ những khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể:

(1) Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:

- Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.

- Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần giá trị doanh nghiệp bảo hiểm hoặc tổ chức, cá nhân khác phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

(2) Riêng tài sản cố định phục vụ cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như:

- Nhà nghỉ giữa ca, nhà ăn giữa ca, nhà thay quần áo, nhà vệ sinh, phòng hoặc trạm y tế để khám chữa bệnh, cơ sở đào tạo, dạy nghề, thư viện, nhà trẻ, khu thể thao và các thiết bị, nội thất đủ điều kiện là tài sản cố định lắp đặt trong các công trình nêu trên;

- Bể chứa nước sạch, nhà để xe;

- Xe đưa đón người lao động, nhà ở trực tiếp cho người lao động;

- Chi phí xây dựng cơ sở vật chất, chi phí mua sắm máy, thiết bị là tài sản cố định dùng để tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp.

Nguồn: Thư viện pháp luật.

PPI Việt Nam - chuyên dịch vụ kế toán và đào tạo kế toán thực hành thực tế.

Hotline: 0944 32 5559 hoặc 0912 880 122

CS1: Số 48 Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, Tp. Hà Nội.

CS2: Số 106, Nguyễn Khánh Toàn , KĐT Bãi Viên, TP. Nam Định.

CS3: Số 1/144 phố Quang Trung, Tp Hải Dương.

Bài viết cùng danh mục
Copyright 2019 © PPI Việt Nam
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0964.787.599

Website: www.ppivietnam.vn

Email: ktppivietnam@gmail.com

   
Lượt truy cập: 162898178
Số người đang xem: 6