Nhiều kế toán thắc mắc cách điều chỉnh giảm hóa đơn điện tử như thế nào? Hóa đơn điện tử có được xuất âm hay không? Nắm bắt vững các kiến thức khi làm hóa đơn điện tử sẽ giúp kế toán hạn chế sai sót, gây thiệt hại cho doanh nghiệp. Bài viết sau sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về hóa đơn điện tử.
Đây là nghiệp vụ lập biên bản nhằm ghi nhận giảm giá trị của hóa đơn đã được lập trước. Các trường hợp cần thực hiện điều chỉnh giảm hóa đơn như sau:
Hóa đơn điện tử đã lập có sai sót ở các hạng mục thành tiền, thuế suất GTGT, tiền thuế,... cao hơn thực tế thì doanh nghiệp sẽ xuất hóa đơn điều chỉnh giảm.
Nếu số tiền chiết khấu khi kết thúc chương trình bán hàng > khoản đã thực hiện giảm giá thì người bán cần lập hóa đơn điều chỉnh giảm.
Trường hợp điều chỉnh giảm hóa đơn điện tử khi hạch toán doanh thu bên bán phát hiện hàng hóa bị lỗi hay không đảm bảo chất lượng và thực hiện giảm giá bán cho người mua.
Theo Điều 7, Thông tư 78/2021/TT-BTC, Bộ Tài Chính quy định khi phát hiện hóa đơn điện tử sai sót, người bán và người mua cần lập hóa đơn điều chỉnh. Lưu ý trên hóa đơn điều chỉnh được ghi dấu âm đúng với thực tế điều chỉnh giảm.
Theo Thông tư 78/2021/TT-BTC có quy định về việc điều chỉnh giảm hóa đơn như sau:
Thông tư 78 hướng dẫn điều chỉnh giảm đối với hóa đơn điện tử có sai sót phải cấp lại mã cơ quan thuế.
“Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải cấp lại mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP thì người bán được lựa chọn sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT tại Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định số 123/2020/NĐ-CP để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót và gửi thông báo theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh;”
Mẫu 04/SS-HĐĐT được quy định tại Phụ lục IA, ban hành theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Nội dung trong cách lập biểu mẫu 04/SS-HĐĐT như sau:
Kính gửi: Cơ quan thuế quản lý trực tiếp
Tên người nộp thuế: Tên đơn vị theo đăng ký kinh doanh
Mã số thuế: Mã số thuế đơn vị.
(2) Mã CQT cấp: Ghi mã cơ quan thuế cấp đối với hóa đơn có mã của cơ quan thuế.
(3) Ký hiệu mẫu hóa đơn và ký hiệu hóa đơn:
(4) Ngày lập hóa đơn.
(5) Hủy/Điều chỉnh/Thay thế/Giải trình: Ghi “Điều chỉnh”.
(6) Lý do: lý do điều chỉnh giảm hóa đơn.
Khi thực hiện xử lý hóa đơn điện có sai sót cần tuân thủ như sau:
Khi người bán lập hóa đơn điều chỉnh thì trên hóa đơn điện tử điều chỉnh cần có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
Nếu hóa đơn điện tử đã lập có sai sót thì người bán được lựa chọn sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT và gửi thông báo đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào.
Nếu hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và đã điều chỉnh nhưng lại phát hiện hóa đơn tiếp tục sai sót thì người bán thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi sai sót lần đầu.
Những nội dung về giá trị trên hóa đơn sai sót thì điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm).
Trên đây là những thông tin về điều chỉnh giảm hóa đơn điện tử hữu ích dành cho bạn đọc. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều kiến thức kế toán khác khi đăng ký các khóa đào tạo kế toán tại PPI Việt Nam theo hotline 0944.32.5559 - 096.478.7599.
TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:
Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội
CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định
CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương
Hotline: 0964.787.599
Website: www.ppivietnam.vn
Email: ktppivietnam@gmail.com