Trang chủ /Tài liệu kế toán - Thuế
HỒ SƠ QUY TRÌNH KIỂM TRA BHXH VỀ LAO ĐỘNG
(17/11/2021)

 

Hiện nay đang có rất nhiều DN tìm cách trốn đóng BHXH và tôi thấy đây là 1 điều tuyệt đối không nên làm vì lợi ích của NLĐ và vì lợi ích của XH. Sau đây tôi sẽ liệt kê 1 số cách DN đang áp dụng để chúng ta cùng nhau tránh:

Thứ 1. DN họ ký hợp đồng thời vụ (dưới 03 tháng năm 2017, dưới 01 tháng năm 2018) và không để lương quá thời gian trên nếu để quá thời gian trên phải để cách nhau thời gian, nên để cách 1 tháng.

Thứ 2. DN ký hợp đồng thử việc với mỗi người Chỉ được ký 01 lần/vị trí và không nên ký quá 02 lần (06 ngày nếu công việc giản đơn, 60 ngày với công việc yêu cầu qua đào tạo có trình độ cao đẳng trở lên hoặc 30 ngày với trình độ trung cấp, sơ cấp). Trường hợp ký thử việc 2 lần khi thử việc lần 1 ở vị trí A không đáp ứng được yêu cầu như trong Quy chế và phải thực việc lần 2 ở 1 vị trí khác.

Thứ 3. DN ký hợp đồng với người đang hưởng lương hưu, hợp đồng với người đã ký HĐ nơi khác nhưng phải tính Thuế TNCN với trường hợp này. Và hàng tháng phải trích 21.5% BHXH vào lương cho NLĐ nếu lỡ không trích 0.5% BHTN.

Thứ 4. DN ký hợp đồng đào tạo nghề tập nghề và Có giáo trình của đơn vị có chức năng, quyền hạn viết. có giảng viên, có hồ sơ đào tạo cá nhân để chứng minh…vv. Xem chi tiết Hồ sơ TẠI ĐÂY

Thứ 5. DN ký hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn những tháng NLĐ nghỉ không hưởng lương từ 14 ngày trở lên thì không phải đóng BHXH.

Hồ sơ để giải trình cần chú ý:

Chú ý 1. Thang bảng lương, chú ý nhóm đối tượng qua đào tạo, nặng nhọc độc hại, thời gian nâng lương (tức nâng bậc hàng năm từ bậc 1 lên 2 lên 3…)

Chú ý 2. HĐ của các đối tượng trên chú ý: xếp lương đúng ngạch, đúng bậc trong thang bảng lương. Các điều khoản trong hd phải đúng luật.

Chú ý 3. Các quyết định liên quan đến khoản phụ cấp không đóng BHXh hoặc có đóng BHXH.

Chú ý 4. Bảng chấm công, chú ý đúng luật lao động về thời gian làm thêm, làm đêm, nghỉ lễ, tết, nghỉ phép.

Chú ý 5. Bảng lương, chú ý chi trả đúng quy định về lương cơ bản, các khoản phụ cấp, các khoản làm thêm, làm đêm, nghỉ lễ, tết, phép. Nhưng đặc biệt phải chú ý làm sao để lương này tổng số các tháng phải khớp bằng đúng báo cáo thuế TNCN.

Chú ý 6. Chú ý bảng chấm công, bảng lương:

Số lượng CBCNV trên bảng công, bảng lương phải bằng đúng thuế tncn đã báo cáo (gồm cả đóng BHXH cả không đóng BHXH đã giải trình = báo cáo thuế tncn)

Số lượng, phụ cấp, thưởng …và của toàn bộ CBCNV công ty của 12 tháng bằng đúng 334 đã báo cáo.

Số lượng, phụ cấp, thưởng …vv của riêng từng CBCNV của 12 tháng bằng đúng báo cáo thuế tncn của NLĐ.

Phải khớp lương đến từng trăm đồng.

Các Hồ Sơ Bạn Cần Chuẩn Bị Khi Thanh Tra Bảo Hiểm Xã Hội:

1. Nội quy lao động

2. Thang bảng lương

3. Thỏa ước lao động

4. Danh sách lao động (có theo dõi ngày vào ngày nghỉ)

5. HĐLĐ (tất cả mọi người và mọi giai đoạn hợp đồng)

6. Bảng chấm công (thường thì 1-2 năm trước và đến hiện tại)

7. Bảng lương chi tiết (thường thì 1-2 năm trước và đến hiện tại)

8. Quyết định liên quan đến các khoản phụ cấp cho NLĐ

9. Báo cáo tài chính phần chi phí lương (thường thì 1-2 năm trước)

10. Quyết toán thuế TNCN (thường thì 1-2 năm trước)

11. Các phiếu chi, giấy tờ liên quan đến chế độ ốm đau, thai sản, các chế độ khác cho NLĐ có liên quan đến BHXH.

12. Các phiếu chi liên quan đến việc TT chế độ cho người nghỉ việc.

13. Biên bản kiểm tra của các đoàn khác có liên quan trước đó.

Dưới đây là Quy trình thanh tra bảo hiểm xã hội theo kinh nghiệm và các bước mà kế toán xây dựng đã trải qua mà viết thành, các bạn hãy tham khảo nhé!

Bước 1. Yêu cầu đưa hồ sơ trên.

Bước 2. So sánh chi phí lương với bảng lương, bảng công thực tế tại Công ty có khớp không?

Bước 3. Kiểm tra các ngày nghỉ phép trả đúng và đủ đối tượng không?

Bước 4. Nghỉ lễ tết đúng ko có trả đúng chế độ nếu đi làm không?

Bước 5. Làm thêm trả đúng quy định không? làm đêm đúng quy định không?

Bước 6. Kiểm tra hồ sơ lao động, nội dung hợp đồng lao động, thang bảng lương có khớp với hợp đồng không? Mức lương trên hd có khớp với bảng lương không? Các khoản phụ cấp có đóng BHXH không? Các khoản phụ cấp có đóng thuế TNCN không? Các ngày nghỉ chế độ BHXH có trùng với ngày đi làm thực tế không?

Bước 7. Các khoản phụ cấp bắt buộc đóng bhxh có chi trả không? Có đóng bhxh không? (như PCCC, trức vụ, trách nhiệm…vv)

Khi kiểm tra bảng lương và phụ cấp của 12 tháng cộng lại phải bằng chi phí lương trên báo cáo tài chính.

Kiểm tra bảng công với số lượng quyết toán thuế tncn. Với 2 khoản này hầu như Công ty nào cũng lệch nhau do lương thực tế thì cao mà BHXH đóng thấp và các khoản phụ cấp phải đóng bhxh lại không đưa vào vì khoản phụ cấp không đóng bhxh chưa xử lý đúng cách

Bước 8. Kiểm tra HĐ thời vụ, những người không đóng bhxh, hầu như các Công ty dính sai do quy định khoản 3 điều 22 của luật lao động không cho ký thời vụ với việc cố định.

Bước 9. Kiểm tra hợp đồng thử việc sai chủ yếu lương không xếp đúng thang bảng lương, thời gian thử việc sai đối tượng theo quy định.

Bước 10. Kiểm tra về hợp đồng lao động xếp lương đúng thang bảng lương không? Thời gian làm việc? thời gian nghỉ ngơi? Các chế độ? Hầu như không nâng bậc lương toàn bộ đều đưa vào nâng lương là nâng tối thiểu vùng. Nếu không có hợp đồng lao động mà thời gian dài sẽ thành hợ đồng không xác định thời hạn hoặc 24 tháng.

Bước 11. Kiểm tra hồ sơ lao động yêu cầu bộ hồ sơ đầy đủ. Hầu như các Cty nhỏ ít có hồ sơ hoặc xin cmnd để làm chi phí (nếu quy ngược lại sẽ không có lao động hoặc thử việc không đúng vì và thời gian…vv)

Bước 12. Kiểm tra thang bảng lương có đúng nhóm đối tượng không? Đúng bậc không? (thường các công ty bỏ qua đối tượng nặng nhọc, độc hại, các tiêu chuẩn chức danh chưa khớp với bảng lương thực)

Bước 13. Kiểm tra bảng chi tiết lương về cách thức trả lương, tính thời gian làm thêm, phụ cấp có bhxh hay không bhxh? Đúng đủ lao động không? Xếp đúng thang bảng lương không?

Bước 14. Kiểm tra nội quy lao động xem có đúng đối tượng không? Các quy định đúng luật không?

Bước 15. Kiểm tra bảng công những ngày chế độ thai sản, ốm đau, dững sức có trùng không? (thường các Cty hay bị sai ở đây).

Bước 16. Kiểm tra thuế tncn làm cho những ai? Có trên bảng công bảng lương không?

Bước 17. Kiểm tra những ngươi không đóng bhxh thuộc đối tượng nào? Nếu không đóng có chi trả bhxh vào lương không?cách thức trả đúng không? Đối tượng đó có phải không đóng bhxh không?

Bước 18. Kiểm tra sổ theo dõi sức khỏe nld theo quy định về khám sức khỏe định kỳ (có theo dõi không? Có khám sức khỏe định kỳ không? Đối tượng làm việc?

Bước 19. Kiểm tra về đào tạo ATVSLĐ (có được đào tạo không? Chứng chỉ chứng nhận kèm theo?),

Nguồn: Ketoanxaydung

CÁC ĐỊA ĐIỂM HỌC KẾ TOÁN THUỘC KẾ TOÁN PPI VIỆT NAM

Trụ sở chính Hà Nội: Tầng 12 - tòa nhà Diamond Flower - 48 Lê Văn Lương - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội

Cơ sở 1: CN Nam Định: 106, đường Nguyễn Khánh Toàn , khu đô thị Bãi Viên, TP. Nam Định

Cơ sở 2: CN Hải Dương: Số 1 Ngõ 144 Phố Quang Trung, Phường Quang Trung, TP Hải Dương, Tỉnh Hải Dương

Cơ sở 3: CN Bắc Ninh: Số 6 - Phố Đào Cam Mộc- Phường Vũ Ninh- TP. Bắc Ninh

Hotline : 0944.32.5559 - 096.478.7599

Bài viết cùng danh mục
Copyright 2019 © PPI Việt Nam
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0964.787.599

Website: www.ppivietnam.vn

Email: ktppivietnam@gmail.com

   
Lượt truy cập: 144613820
Số người đang xem: 14