KẾ TOÁN NHÀ HÀNG.
Công việc của một kế toán nhà hàng, tuy vất vả, rất nhiều việc linh tinh, nhưng khá là thú vị, vì đặc điểm chung của kế toán trong lĩnh vực nhà hàng là tổng hợp, vừa mang tính chất sản xuất (chế biến thức ăn), lại vừa mang tính chất thương mại.
- Thương mại là mua các mặt hàng về rồi xuất bán, đây là mặt hàng không qua công đoạn chế biến, ví dụ như: Rượu bia, nước suối, nước ngọt, thuốc lá, khăn, ...
- Còn sản xuất (chế biến thức ăn) là mua các thực phẩm, rau củ quả, các loại gia vị (gọi tắt là NVL) và phải qua công đoạn chế biến để trở thành các món ăn.
Để làm tốt công việc của một kế toán trong nhà hàng thì “nhà kế” phải biết nhà hàng đó chuyên cung cấp các món ăn “đặc sản” gì? (xem trong menu) để:
- Xây dựng định mức nguyên vật liệu chính và NVL phụ cho các món ăn; lập thang bảng lương công nhân trực tiếp; Trích khấu hao TSCĐ, phân bổ chi phí trả trước về công cụ dụng cụ...
Công việc hàng ngày phải làm của nhà kế trong nhà hàng là:
ĐẦU VÀO:
Khi mua hàng (Nợ 152, 156), công cụ dụng cụ dùng chung trong nhà hàng (Nợ 153) thì tranh thủ lấy hoá đơn GTGT đầu vào. Nếu mua Rau củ quả, thịt cá, ... của hộ gia đình, cá nhân KHÔNG kinh doanh trực tiếp bán ra; Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế GTGT (100 triệu đồng/năm) không có hóa đơn thì DN được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN.
ĐẦU RA:
- Do các nhà hàng thường viết hóa đơn GTGT bán hàng (Có 511, Có 3331/Nợ 1111, 131), tên hàng hoá, dịch vụ ghi là “Ăn uống” nên hóa đơn này phải luôn luôn kèm theo Bảng kê chi tiết từng món ăn, thức uống, hàng hoá (Bảng kê này cũng là một tờ phiếu thanh toán của bàn ăn đó).
- Đối với thức uống, hàng hoá thì PMKT sẽ tự động xuất kho hàng bán (Nợ 632/Có 156)
- Đối với thức ăn, “nhà kế” hạch toán xuất kho NVL chính và phụ cho các món ăn (Có 152/Nợ 154) theo định mức các món ăn mà DN đã xây dựng.
- Thường xuyên kiểm tra hàng tồn kho để xử lý hàng âm kịp thời (nếu có)
- Xuất công cụ, dụng cụ, đồ dùng, vật dụng dùng chung trong nhà hàng vào chi phí trả trước ngắn hạn như Nồi niêu, xoong chảo, chén bát, muỗng nĩa, Gas, điện, nước, ... sử dụng trong nhà hàng, ...(Có 111, 131, 153/Nợ 242).
- Xuất vật dụng dùng chung trong nhà hàng như Xà phòng, nước rửa chén (Có 156/Nợ 154).
- Cuối tháng trích khấu hao TSCĐ (Có 214/Nợ 154),
phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn, dài hạn (Nợ 154/Có 242).
- Lập bảng lương cho nhân công trực tiếp như đầu bếp, phục vụ, bảo vệ, ...
(Nên xây dựng thang bảng lương theo ca sẽ hợp lý và thực tế hơn, vì thông thường tại nhà hàng, nhân công thường làm việc theo ca).
Nguồn : Tạ Hiệp
KẾ TOÁN PPI VIỆT NAM - CHUYÊN ĐÀO TẠO VÀ LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN
☎️ Hotline : 096.478.7599
Trụ sở chính : Tầng 12- Toà nhà Diamond Flower
48 Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Các cơ sở tại Hà Nội: Cầu Giấy, Hà Đông, Long Biên, Đống Đa, Hoàn Kiếm.
Các chi nhánh tỉnh: Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh.
TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:
Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội
CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định
CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương
Hotline: 0964.787.599
Website: www.ppivietnam.vn
Email: ktppivietnam@gmail.com