Trang chủ /Tin tức thuế nổi bật/Tin thuế nổi bật
NGÂN HÀNG QUẢN LÝ CHẶT NGUỒN USD CHUYỂN RA NƯỚC NGOÀI
(28/11/2019)

Hiệp hội Quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ (NAR) vừa đưa ra con số hơn 3 tỷ USD người Việt đã chi ra mua nhà tại Mỹ (từ 4/2016 - 3/2017) đang thu hút sự chú ý của dư luận giữa lúc nguồn ngoại tệ quốc gia chưa nhiều.

Theo ông Diệp Bảo Châu, Phó tổng giám đốc SCB, dịch vụ chuyển ngoại tệ chính thức ra nước ngoài hiện đang được các NHTM làm theo quy định rất chặt chẽ của NHNN. Trong đó, các NH chỉ được nhận chuyển tiền cho khách hàng để phục vụ cho việc: học tập, trả chi phí công tác, du lịch, thăm viếng, khám chữa bệnh ở nước ngoài…

Theo quy định hiện hành người cầm ngoại tệ qua cửa khẩu từ 5.000 USD/lần/người trở xuống không cần phải khai báo với hải quan; nếu trên 5.000 USD thì phải khai báo với hải quan và có giấy tờ của NH mới được cầm ngoại tệ qua biên giới. Riêng đối với cá nhân chuyển ngoại tệ ra nước ngoài qua hệ thống NH vì mục đích du học, khám chữa bệnh, định cư, dự án đầu tư… phải có giấy tờ hợp pháp chứng minh số tiền cần thanh toán vào nộp học phí, viện phí... Tùy từng NHTM cho phép chuyển một lần 5.000 USD, 7.000 USD, 10.000 USD, từ đó NH có thể bán ngoại tệ cho người có nhu cầu chuyển ngoại tệ cho những nhu cầu thiết yếu hợp pháp.

Quy định về việc chuyển ngoại tệ cho các dự án đầu tư ra nước ngoài của người Việt, đại diện NHNN chi nhánh TP.HCM cho rằng Pháp lệnh Ngoại hối 2005 và Pháp lệnh sửa đổi năm 2013 quy định số tiền chuyển không vượt quá 5% tổng vốn dự án đầu tư từng phần ở nước ngoài. Theo đó, pháp nhân phải mở tài khoản ở một NHTM sau khi dự án đầu tư ra nước ngoài được Bộ KH&ĐT, NHNN đồng ý cấp phép.

Theo Bộ KH&ĐT, tính từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2017 số tiền đầu tư ra nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản là 65 triệu USD. Cũng thời gian trên bộ này đã cấp phép cho 34 dự án đầu tư vào Mỹ với số vốn 149 triệu USD bao gồm các dự án chế biến, chế tạo, viễn thông… (không bao gồm bất động sản).

Như vậy, kiểm soát ngoại tệ ra nước ngoài với mục đích cá nhân, hay tổ chức kinh tế có đầu tư ở nước ngoài rất chặt chẽ và rất có thể người Việt sẽ không chuyển ngoại tệ qua hệ thống NH để mua nhà ở Mỹ.

Theo LS. Nguyễn Đức Chánh (Đoàn luật sư TP.HCM), những thống kê của NAR mới chỉ phản ánh dựa trên dòng tiền chứ chưa nêu rõ thành phần, giới tính. Vì chủ yếu dòng tiền này không được chuyển qua hệ thống NH nên cũng không thể nắm rõ được nguồn gốc xuất phát từ đâu…

Do vậy, ông Chánh cho rằng chỉ nên xem báo cáo của NAR như một tham khảo, cảnh báo để các cơ quan chức năng Việt Nam cần tăng cường hơn hoạt động kiểm tra giám sát tội phạm vận chuyển tiền ra nước ngoài nếu thông qua hệ thống NH chứ không nên dựa vào báo cáo mà suy luận về tính hợp pháp của dòng tiền, vì như vậy sẽ thiếu căn cứ và phiến diện.

Đồng tình quan điểm trên, ông Hoàng Văn Thanh - một người dân đang định cư tại Mỹ cho rằng, tại nhiều bang của Mỹ khi mua nhà, người mua đều phải chứng minh tài chính, giải thích nguồn gốc số tiền. Có thể có những trường hợp có nguồn gốc tài sản không minh bạch, nhưng chắc chắn con số không thể nhiều bằng số lượng các gia đình dùng chính nguồn tiền tích luỹ và bán tài sản của mình để mua nhà ở nước ngoài.

“Đa số những gia đình người Việt mua nhà ở Mỹ tôi biết đều thuộc thành phần kinh tế tư nhân nhỏ, hoặc giới bác sĩ, kỹ sư... Họ có con cái đang học hành, hoặc đang hướng cho con cái định cư lâu dài ở Mỹ và dùng số tiền tích luỹ được, thậm chí bán nhà cửa tài sản ở Việt Nam để mua nhà ở Mỹ”, ông Thanh nói.

Theo phân tích của một Tổng giám đốc NHTM tại TP.HCM, nếu xem xét kỹ thì hoạt động chuyển ngoại tệ ra nước ngoài qua kênh NH có thể vẫn có một số được dùng để mua nhà, đầu tư bất động sản. Chẳng hạn, nếu phụ huynh tại Việt Nam có con du học tại Mỹ có thể sử dụng sản phẩm thẻ tín dụng chính, thẻ phụ của các TCTD nước ngoài có mặt tại Việt Nam, sau đó chuyển tiền cho con cái thông qua thẻ này để tích luỹ mua nhà. Tuy nhiên số lượng này cũng sẽ không nhiều và ít có tác động đến nguồn ngoại tệ trong nước.

Dù vậy, vị giám đốc trên cũng cảnh báo với con số lớn lượng ngoại tệ được chuyển đi như thống kê của NAR thì cơ quan chức năng Việt Nam cũng cần tăng cường thêm việc kiểm tra các hoạt động đầu tư ra nước ngoài bởi nếu có những trường hợp núp bóng đầu tư giữa các DN trong nước và các công ty nước ngoài thì số ngoại tệ có thể được “giấu” trong các hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng thuê tư vấn. Những con số thực tế và nguồn gốc ngoại tệ từ các hợp đồng này cũng rất khó minh bạch.

 

Liên hệ với PPI Việt Nam để được hỗ trợ:

Công ty TNHH Dịch vụ và Tư vấn thuế PPI Việt Nam

Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà Đồng Tâm, Ngõ 21 Lê Văn Lương - Thanh Xuân - Hà Nội

Chi nhánh 1: Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội

Chi nhánh 2: Đường Nguyễn Khánh Toàn, Khu đô thị Bãi Viên, TP. Nam Định 

Hotline: 0964.787.599 - 0907.847.988 

Email: info@ppivietnam.vn

Websitewww.ppivietnam.vn

 

Bài viết cùng danh mục
Copyright 2019 © PPI Việt Nam
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0964.787.599

Website: www.ppivietnam.vn

Email: ktppivietnam@gmail.com

   
Lượt truy cập: 162906333
Số người đang xem: 11