Trang chủ /Tài liệu kế toán - Thuế/Chia sẻ kinh nghiệm kế toán - Thuế
NHỮNG BÀI HỌC VÀ KINH NGHIỆM RÚT RA SAU QUYẾT TOÁN THUẾ
(05/10/2020)

NHỮNG BÀI HỌC VÀ KINH NGHIỆM RÚT RA SAU QUYẾT TOÁN THUẾ

1, Kinh nghiệm 1: Về cách quản lý chi phí, chứng từ

- Thứ 1: Khi hạch toán thì tốt nhất chúng ta nên phân loại sẵn cái nào hợp lý và không hợp lý luôn, và khi khi quyết toán thì chỉ cần làm một bước loại số chi phí không hợp lý ra thôi.

- Thứ 2: Chúng ta nên dùng 1 tài khoản 642A để hạch toán tất cả các khoản chi phí không có hóa đơn hoặc hóa đơn không dùng được, nói chung là chi phí CHẮC CHẮN BỊ LOẠI

- Thứ 3: Theo tôi nên dùng thêm tài khoản 642B để hạch toán các CHI PHÍ NHẠY CẢM, có nghĩa là chi phí hợp lý nhưng phải có điều kiện, ví dụ như tiền phòng công tác, tiền tiếp khách…những khoản chi này thì phải có kèm theo như giấy đi đường, quyết định công tác… Ngày xưa thì bị khống chế, nên tôi phân loại ra sẵn để tiện kiểm tra, nhưng nay không còn bị khống chế nữa, mtôi vẫn phân loại để dễ quản lý.

- Thứ 4: Nếu bạn nào cẩn thận giống tôi thì khi hạch toán khoản chi nào không có hóa đơn thì mình ghi rõ ra luôn là “ Chi… không có hóa đơn”, hoặc “Chi…có hóa đơn nhưng không hợp lệ”, để lỡ khi ta hạch toán có lộn tài khoản thì khi cuối năm làm BCTC cũng thấy liền mà sửa. Thuế họ nhìn cũng biết rồi, khỏi phải hỏi ta nữa.

- Thứ 5: Hóa đơn trên 20 triệu thì phải chuyển khoản, chắc ai cũng biết rồi. Tôi chỉ nói thêm là khi thanh toán các hóa đơn này, các bạn photo thêm Ủy nhiệm chi thanh toán bấm chung vào hóa đơn hoặc là ghi chú lại hóa đơn nào thanh toán ngày nào cũng được, tùy mọi người có cách riêng của mình, để khi thuế họ cần bạn mới show ra UNC thanh toán cho hóa đơn trên 20 triệu là có liền trình ra.

- Thứ 6: Hóa đơn đầu vào bạn đục lỗ " Được phép đục lỗ nhé ", đóng bìa thành cuốn theo từng tháng hay từng quý, sắp xếp theo thứ tự như trên tờ khai GTGT. Khi bạn tìm 1 tờ hóa đơn ở dòng số mấy trên tờ khai thuế, thì đếm số tờ hóa đơn sẽ ra ngay. Đục lỗ luôn Tờ khai thuế GTGT vào đó. Một cuốn là một tháng hay một quý tùy vào số lượng hóa đơn nhiều hay ít. Nếu là 1 quý một bìa thì lưu cả Tờ khai THSDHĐ, tờ khai Thuế TNCN, tờ khai TNDN tạm tính vào luôn. Quý nào có tờ khai quý đó.

- Thứ 7: Các bạn đừng quá tự làm khó mình về hình thức trên tờ hóa đơn nhé. Tôi thấy các bạn hay hỏi, viết thế này có được không? Thiếu 1 chữ này được không? Viết tắt như vậy có sao không? Nói chung là hàng tá thứ linh tinh vặt vãnh thì thuế họ cũng không quan tâm (hiếm lắm mới bị). Tôi thì chỉ cần hóa đơn không sai quá nghiêm trọng, còn thiếu một dấu chấm, dấu phẩy, sai một con chữ, hoặc thiếu từ XD trong CÔNG TY CỔ PHẦN XD SÔNG HỒNG ai mà ngồi kiểm từng từ từng chữ. Như tôi đã nói ở những bài chia sẻ trước, họ làm việc trên file mềm trước. (chính là bảng kê đầu vào) khi nào có nghi vấn gì đó, thì họ mới kiểm tra hóa đơn gốc thôi.

- Thứ 8: Khi công ty bạn có đi vay vốn ngân hàng, tuyệt đối không được để tiền mặt tồn quỹ cao, nhất là tại các thời điểm ngân hàng giải ngân. Nếu tiền mặt tồn quỹ quá cao (trên giấy tờ thôi, chứ thực tế là công ty không có tiền thì mới phải đi vay chứ) thì các bạn làm phiếu chi để chi ra bớt, nội dung thì cứ bịa ra, như: chi phí marketing không có hóa đơn, chi phụ cấp, chi gì gì đó… không có hóa đơn. Mục đích là để giảm quỹ, nên cứ vô tư mà bịa, nhưng phải hợp lý tí, nhớ là ghi rõ không có hóa đơn nhé, để sau này biết mà loại ra khi quyết toán thuế.

2, Kinh nghiệm 2: Về quyết toán thuế TNCN, TNDN

- Thứ 1: Lỗ được phép chuyển liên tục 5 năm, các năm trước có lỗ thì năm 2018 nhớ đính kèm phụ lục 03-2A. Phụ lục này có 2 tác dụng:

- Nếu năm 2018 lãi thì trên phụ lục gõ số lỗ cần chuyển vào cột " số lỗ được chuyển trong phần tính thuế này"

- Nếu năm 2018 lỗ, thì trên phụ lục cột " số lỗ được chuyển trong phần tính thuế này" để trống, mục đích chỉ là theo dõi số lỗ các năm và số lỗ đã chuyển các năm trước.

- Thứ 2: Người lao động ký hợp đồng từ 3 tháng trở lên thì giảm trừ bản thân 9.000.000 đồng/tháng (từ năm 2020 là 11.000.00 đồng/tháng). Những anh chị em nào Doanh nghiệp quyết toán thay ( Tích ô cá nhân ủy quyền quyết toán thay ): Giảm trừ bản thân 12 tháng. Số còn lại ( Không tích ô cá nhân ủy quyền quyết toán thay: Giảm trừ theo số tháng thực tế làm việc.

Nguồn : Thầy Sơn

Bài viết cùng danh mục
Copyright 2019 © PPI Việt Nam
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0964.787.599

Website: www.ppivietnam.vn

Email: ktppivietnam@gmail.com

   
Lượt truy cập: 162901215
Số người đang xem: 12