Trang chủ /Tài liệu kế toán - Thuế/Chia sẻ kinh nghiệm kế toán - Thuế
NHỮNG CÔNG VIỆC CỦA MỘT KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG
(26/11/2020)

NHỮNG CÔNG VIỆC CỦA MỘT KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP

TƯ VẤN THIẾT KẾ XÂY DỰNG

Ngoài những công việc kế toán cơ bản phải làm trong các DN thì kế toán mỗi DN đều có thêm những công việc, hạch toán đặc thù riêng.

1. Cũng như kế toán tại các DN, đầu năm kế toán trong DN tư vấn thiết kế xây dựng cũng phải kết chuyển lợi nhuận chưa phân phối và xác định chi phí, nghĩa vụ thuế môn bài phải nộp trong năm.

2. Công tác tính giá thành của kế toán trong DN Tư vấn thiết kế xây

- Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ thuê bản vẽ của các Chủ đầu tư đặt: Công trình nhà dân dụng, công nghiệp, xưởng sản xuất,… với DN: Xác định được giá trị hợp đồng ký kết => Doanh thu thu về và xác định giá trị xuất hóa đơn khi bàn giao cho khách hàng theo thỏa thuận và ký kết với khách hàng.

- Giá thành: Do đặc điểm ngành nghề nên yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là hoạt động thiết kế => Sản phẩm là các bản vẽ, tập hợp lương nhân viên, kỹ sư thiết kế , chi phí phụ vụ cho thiết kế: Bút, thước, giấy, ghim, kẹp,… => Giá thành thiết kế do đó yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm là Nhân công và Chi phí sản xuất chung.

- Do đó ta quy ước việc tính giá thành theo phương pháp ước lượng các yếu tố cấu thành giá thành sản phẩm:

+ Lương = 70%

+ Sản xuất chung = 20%

+ Lợi nhuận định mức thiết kế = 15%

Ví dụ:

+ Doanh thu = 70.000.000

+ Lợi nhận mục tiêu=70.000.000 x 15% = 10.500.000

+ Chi phí cần phân bổ tính giá thành = 70.000.000 - 70.000.000 x 15% = 59.500.000

+ Lợi nhận mục tiêu = 70.000.000 x 15% = 10.500.000 (Sẽ được cân đối bằng các yếu tố chi phí quản lý Doanh nghiệp: Khấu hao công cụ, lương nhân viên văn phòng, khấu hao, dịch vụ mua ngoài: Điện, internet,…).

- Tập hợp chi phí để tính giá thành TK 154 là: TK 622, TK627

- Phương pháp trực tiếp (PP giản đơn):

Giá thành SP Hoàn Thành = CPSX KD DD đầu kỳ + Tổng CPSX SP - CPSX DD cuối kỳ

+ Nhân công: Lương cho nhân viên thiết kế hàng ngày bạn theo dõi chấm công nếu chi tiết được cho từng hợp đồng dịch vụ thuê thiết kế bản vẽ thì càng tốt.

=> Chi phí nhân công chiếm 70% yếu tố giá thành sản phẩm dịch vụ DN bạn cung cấp.

- Chi phí: Nợ TK 622,627/Có TK 334

- Chi trả: Nợ TK 334/Có TK 111, 112

* Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính Thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau:

- Hợp đồng lao động + CMTND (Thẻ căn cước) Photocopy kẹp vào.

- Bảng chấm công hàng tháng.

- Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó.

- Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu DN thanh toán bằng tiền gửi

- Tất cả có ký tá đầy đủ.

- Đăng ký Mã số thuế cho công nhân để cuối năm làm quyết toán Thuế TNCN.

=> Thiếu 1 trong các nội dụng trên, cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa Chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán Thuế TNDN.

- Hàng tháng: Phiếu chi tiền lương hoặc Bảng kê tiền lương chuyển khoản cho nhân viên, Chứng từ ngân hàng + Bảng lương + Bảng chấm công + Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ (Nếu có)… => Đóng gói.

- Tạm ứng:

+ Dự toán chi đã được Kế toán trưởng - BGH ký duyệt.

+ Giấy đề nghị tạm ứng.

+ Phiếu chi tiền.

Ghi Nợ TK 141/Có TK 111, 112

- Hoàn ứng:

+ Bảng thanh toán tạm ứng (Kèm theo chứng từ gốc) => Thu hóa đơn (Nếu ứng tiền mua hàng, tiền phòng, công tác,...) chứng từ có liên quan đến việc chi số tiền ứng trên => Số tiền còn thừa thì hoàn ứng, nếu thiếu tiền thì chi thêm.

Nợ TK 111, 112/Có TK 141

* Hóa đơn đầu vào:

- Hóa đơn mua vào (Đầu vào) liên đỏ < 20 triệu nếu thanh toán bằng tiền mặt: Phải kẹp với Phiếu chi + Phiếu nhập kho + Biên bản giao hàng hoặc Phiếu xuất kho Bên bán + Giấy đề nghị thanh toán kèm theo hợp đồng photocopy, thanh lý photocopy (Nếu có).

- Hóa đơn mua vào (Đầu vào) >20 triệu: Phải kẹp với Phiếu kế toán (Hay Phiếu hạch toán) + Phiếu nhập kho hoặc Biên bản giao hàng hoặc Phiếu xuất kho Bên bán + Giấy đề nghị chuyển khoản kèm theo hợp đồng photocopy, thanh lý photocopy (Nếu có) => Sau này chuyển tiền kẹp thêm “Khi chuyển tiền trả khách hàng: Giấy báo Nợ + Khi chuyển khoản đi: Ủy nhiệm chi”.

- Nếu là dịch vụ:

Nợ TK 627, 1331

Có TK 111, 112, 331…

- Nếu là công cụ:

Nợ TK 153, 1331

Có TK 111, 112, 331

- Đưa vào sử dụng:

Nợ TK 142, 242

Có TK 153

- Phân bổ:

Nợ TK 627

Có TK 142, 242

=> Hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thành dịch vụ:

Nợ TK 154

Có TK 622, 627

- Kết thúc bàn giao bản vẽ xuất hóa đơn + Biên bản bàn giao bản vẽ

+ Xuất hóa đơn hoạch toán doanh thu:

Nợ TK 111, 112, 131

Có 511, 33311

+ Đồng thời xác định giá vốn dịch vụ:

Nợ TK 632

Có TK 154

* Hóa đơn đầu ra:

- Hóa đơn bán ra liên xanh < 20 triệu đồng mà thu bằng tiền mặt: Phải kẹp theo Phiếu thu + Đồng thời kẹp thêm Phiếu xuất kho hoặc Biên bản giao hàng (Thương mại) hoặc kẹp Biên bản nghiệm thu (Xây dựng) photocopy + Biên bản xác nhận khối lượng photocopy (Xây dựng) + Bảng quyết toán khối lượng photocopy (Nếu có), kẹp theo hợp đồng photocopy và thanh lý photocopy (Nếu có).

- Hóa đơn bán ra liên xanh > 20 triệu: Phải kẹp theo Phiếu kế toán (Hoặc Phiếu hạch toán) + Đồng thời kẹp thêm Phiếu xuất kho hoặc Biên bản giao hàng (Thương mại) hoặc kẹp Biên bản nghiệm thu (Xây dựng) photocopy + Biên bản xác nhận khối lượng photocopy + Bảng quyết toán khối lượng (Nếu có), kẹp theo hợp đồng photocopy và thanh lý photocopy (Nếu có) => Sau này nhận được tiền kẹp thêm ‘‘Khi khách hàng chuyển vào TK của DN: Giấy báo có’’.

+ Ngoài ra còn các chi phí như tiếp khách: Hóa đơn ăn uống phải có Bill hoặc bảng kê đi kèm ; Quản lý: Lương nhân viên quản lý, kế toán,… ; Chi phí giấy bút, văn phòng phẩm các loại, khấu hao thiết bị văn phòng: Bàn ghế, máy tính,… không cho vào giá vốn được thì để ở Chi phí quản lý Doanh nghiệp => Sau này tính lãi lỗ của Doanh nghiệp:

Nợ TK 642, 1331

Có TK 111, 112, 331, 142, 242, 214,…

+ Chứng từ ngân hàng: Cuối tháng lấy sổ phụ, sao kê chi tiết, UNC, Giấy báo nợ, Giấy báo có về lưu trữ và làm căn cứ lên sổ sách kế toán.

- Lãi ngân hàng:

Nợ TK 112

Có TK 515

- Phí ngân hàng:

Nợ TK 6425

Có TK 112

+ Đối với CCDC, TSCĐ thì phải có Bảng theo dõi phân bổ và phân bổ vào cuối hàng tháng :

Nợ TK 627, 642

Có TK 142, 242, 214

Cuối hàng tháng xác định lãi lỗ Doanh nghiệp: TK 4212

Bước 1: Xác định Doanh thu trong tháng

Nợ TK 511, 515, 711

Có TK 911

Bước 2: Xác định Chi phí trong tháng

Nợ TK 911

Có TK 632, 641, 642, 635, 811

Bước 3: Xác định lãi lỗ tháng

* Lấy Doanh thu - Chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 - Tổng phát sinh Nợ TK 911 > 0

Lãi: Nợ TK 911/Có TK 4212

* Lấy Doanh thu - Chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 - Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0

Lỗ: Nợ TK 4212/Có TK 911

* Cuối các quý , năm xác định Chi phí thuế TNDN Phải nộp: Nợ TK 8211/Có TK 3334

* Kết chuyển: Nợ TK 911/Có TK 8211

* Nộp thuế TNDN: Nợ TK 3334/Có TK1111, 112

Nguồn: Chị Bùi Thuý Hà.

KẾ TOÁN PPI VIỆT NAM - CHUYÊN ĐÀO TẠO VÀ LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN

☎️ Hotline : 096.478.7599 - 0944.32.5559

Trụ sở chính : Tầng 12- Toà nhà Diamond Flower
 48 Lê Văn Lương, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

Các cơ sở tại Hà Nội: Cầu Giấy, Hà Đông, Long Biên, Đống Đa, Hoàn Kiếm.

Các chi nhánh tỉnh: Nam Định, Vĩnh Phúc, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, Bắc Ninh

 

 

 

Bài viết cùng danh mục
Copyright 2019 © PPI Việt Nam
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0964.787.599

Website: www.ppivietnam.vn

Email: ktppivietnam@gmail.com

   
Lượt truy cập: 145243535
Số người đang xem: 15