Hiện nay, có nhiều doanh nghiệp nhận được quyết định thanh tra-kiểm tra thuế nhưng không biết các quyền lợi của doanh nghiệp, thủ tục quy trình thanh tra kiểm tra, những lưu ý khi chấp hành quyết định thanh tra kiểm tra thuế tại đơn vị, điều này ngay bất lợi cho chính doanh nghiệp. Hiểu được tầm quan trọng của vấn đề trên, PPI Việt Nam chia sẻ toàn bộ "Những điều doanh nghiệp cần biết khi chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra về thuế ''.
1. Các trường hợp kiểm tra, thanh tra tại trụ sở NNT (Người nộp thuế)
- Kiểm tra trong trường hợp NNT không giải trình, bổ sung thông tin, tài liệu theo thông báo của Cơ quan thuế, không khai bổ sung hồ sơ thuế hoặc giải trình, khai bổ sung hồ sơ thuế nhưng không chứng minh được số thuế đã khai là đúng.
- Kiểm tra đối với trường hợp qua phân tích, đánh giá việc chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế xác định có dấu hiệu vi phạm pháp luật.
- Kiểm tra đối với các trường hợp kiểm tra trước hoàn thuế và kiểm tra sau hoàn thuế theo quy định.
- Kiểm tra đối với các trường hợp được lựa chọn theo kế hoạch, chuyên đề.
- Kiểm tra đối với các đối tượng chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, cổ phần hóa, đóng mã số thuế, chuyển địa điểm kinh doanh.
Phạm vi và tần suất kiểm tra
- Kiểm tra đối với các trường hợp nêu tại khoản 2 và khoản 4 được thực hiện kiểm tra tối đa 1 lần trong 1 năm với phạm vi kiểm tra toàn diện việc chấp hành pháp luật về Thuế hoặc kiểm tra theo từng dấu hiệu rủi ro về Thuế của NNT; đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 và khoản 3 được kiểm tra theo nội dung cụ thể.
- Thời hạn kiểm tra: không quá 05 ngày làm việc thực tế, kể từ ngày công bố; thời gian gia hạn không quá 05 ngày làm việc thực tế, chỉ được gia hạn 1 lần.
Các trường hợp thanh tra tại trụ sở NNT
- Thanh tra theo kế hoạch: Kế hoạch thanh tra hàng năm được lập trên cơ sở yêu cầu quản lý của ngành thuế.
- Thanh tra đột xuất: được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật về thuế; thanh tra để giải quyết khiếu nại, tố cáo, chia tách, sáp nhập, giải thể, phá sản, cổ phần hóa.
Thời gian thanh tra Thuế cho TCT( Tổng cục thuế) tiến hành không quá 45 ngày làm việc, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 70 ngày làm việc, do Thanh tra Cục thuế, Chi cục Thuế tiến hành không quá 30 ngày làm việc, trường hợp phức tạp có thể kéo dài hơn, nhưng không quá 45 ngày làm việc.
2. Thủ tục khi thực hiện quyết định thanh tra, kiểm tra
Ban hành quyết định kiểm tra, thanh tra
- Việc kiểm tra Thuế tại trụ sở NNT, thanh tra chỉ được thực hiện khi có quyết định kiểm tra Thuế tại trụ sở người nộp thuế. Quyết định phải được gửi cho NNT chậm nhất là 03 ngày làm việc kể từ khi ban hành.
- Trường hợp khi nhận được quyết định kiểm tra, thanh tra người nộp thuế đề nghị hoãn thời gian tiến hành kiểm tra thì phải có văn bản gửi cơ quan thuế nêu rõ lý do và thời gian hoãn để xem xét quyết định. Trong thời hạn (05) năm ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị hoãn thời gian kiểm tra, cơ quan Thuế thông báo cho người nộp thuế biết về việc chấp nhận hay không chấp nhận việc hoãn thời gian kiểm tra, thanh tra.
Thực hiện kiểm tra, thanh tra:
- Việc kiểm tra, thanh tra được tiến hành chậm nhất là 10 ngày đối với kiểm tra, 15 ngày đối với thanh tra, kể từ ngày ban hành.
- Khi bắt đầu tiến hành kiểm tra thuế, trưởng đoàn kiểm tra, thanh tra thuế có trách nhiệm công bố Quyết định kiểm tra, thanh tra thuế, lập Biên bản công bố.
- Có quyền yêu cầu NNT cung cấp hồ sơ tài liệu, sổ sách kế toán có liên quan đến thời kỳ thanh tra, kiểm tra.
- Yêu cầu NNT giải trình, tổ chức đối thoại, ghi âm (nếu cần thiết)
- Báo cáo lãnh đạo trưng cầu giám định (nếu cần thiết)
- Niêm phong tài liệu trong thời hạn thanh tra, khi không còn cần thiết thì hủy niêm phong.
Biên bản thanh tra, kiểm tra
- Biên bản kiểm tra, thanh tra phải được công bố công khai trước Đoàn kiểm tra và Doanh nghiệp. Biên bản kiểm tra phải được Trưởng đoàn và Doanh nghiệp ký vào từng trang, đóng dấu của người nộp thuế (bao gồm cả dấu giáp lai và dấu cuối biên bản)
- DN được quyền nhận Biên bản thanh kiểm tra Thuế, yêu cầu giải thích nội dung biên bản và bảo lưu ý kiến trong Biên bản.
- Nếu chậm ký biên bản có thể bị phạt hành chính, nếu không ký biên bản mà không có ý kiến thì cơ quan thuế vẫn ra quyết định xử lý vi phạm.
3. Những điều doanh nghiệp cần lưu ý khi chấp hành quyết định thanh tra, kiểm tra
- Kể từ lúc nhận được quyết định thanh - kiểm tra, đến trước khi công bố, NNT có thể làm văn bản đề nghị lùi thời gian tiến hành, với lý do chính đáng và thuyết phục NNT sẽ được Cơ quan thuế xem xét về đề nghị của doanh nghiệp.
- Cho đến khi quyết định thanh- kiểm tra được công bố, NNT vẫn có quyền xem xét lại việc kê khai của mình và có quyền khi bổ sung để tránh được một số khoản phạt.
- Trong quá trình chấp hành quyết định định thanh- kiểm tra NNT chỉ có trách nhiệm, nghĩa vụ trong giới hạn được xác định trong quyết định.
- Khi tiếp nhận biên bản thanh - kiểm tra dù còn ở dạng dự thảo, hãy hiểu rằng đây là tài liệu hết sức quan trọng. Vậy nên, DN cần nghiên cứu và xem xét kỹ các nội dung nhận xét, kiến nghị.
- NNT có quyền bảo lưu trước khi ký vào biên bản, với ý kiến này, việc ký biên bản không có nghĩa là mình đã đồng ý với ý kiến mà đoàn thanh- kiểm tra ghi trong biên bản và ý kiến bảo lưu của NNT sẽ được xem xét và cân nhắc một cách hết sức cẩn trọng bởi người có trách nhiệm.
- NNT bị lập biên bản vi phạm hành chính về Thuế thì có quyền giải trình trực tiếp hoặc bằng văn bản với người có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét ý kiến giải trình của NNT trước khi ra quyết định xử phạt.
- Trường hợp giải trình bằng văn bản: Phải gửi văn bản giải trình cho trong thời hạn không quá 05 ngày kể từ ngày lập biên bản.
- Quyết định hành chính có thể làm NNT không thống nhất, khi đó hãy nghiên cứu kỹ các quy định pháp luật có liên quan và tiếp tục khiếu nại hoặc khởi kiện nếu cho rằng quy định pháp luật có liên quan và tiếp tục khiếu nại hoặc khởi kiện nếu cho rằng Quyết định hành chính là chưa đúng pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
4. Tài liệu, hồ sơ doanh nghiệp cần chuẩn bị
- Hồ sơ đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế, tình trạng đăng ký sử dụng háo đơn, hồ sơ, báo cáo háo đơn, sổ kế toán, chứng từ kê toán, BCTC.
- Quy chế tài chính; đăng ký lao động tiền lương; định mức kinh tế kỹ thuật…
- Hồ sơ khai thuế: GTGT, TNDN, TNCN, thuế nhà thầu, khác…
- Đối với những thông tin, tài liệu không liên quan đến nội dung thanh, kiểm tra thuế, thông tin, tài liệu thuộc bí nhật nhà nước, DN có quyền từ chối cung cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Hồ sơ khai thuế GTGT
- TK thuế GTGT hàng tháng/quý; TK bổ sung, điều chỉnh.
- Chi tiết của các hóa đơn mua vào, bán ra (bảng kê)
- Hợp đồng thỏa thuận mua bán hàng hóa, phụ lục hợp đồng, hồ sơ hàng hỏng hủy, hàng bán trả lại…
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng (giá trị thanh toán trên 20tr đồng); hồ sơ thanh toán (hàng XK)
- Tài khoản có liên quan: 131,133,333,331, 111, 112…
Hồ sơ khai thuế TNDN
- TK thuế TNDN quyết toán, bổ sung, điều chỉnh; các phụ lục kèm theo tờ khai:
- Phụ lục kê khai điều kiện được ưu đãi, miễn giảm, chuyển lỗ (HS kèm theo) Phụ lục tính nộp thuế TNDN của DN có các đơn vị sản xuất hạch toán phụ thuộc ở tỉnh TP trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính (nếu có); Phụ lục số thuế TNDN đã nộp ở nước ngoài được trừ trong kỳ tính thuế; Phụ lục giao dịch lien kết theo mẫu GCN-01/QLT (nếu có); Phụ lục báo cáo trích, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ (nếu có)…
- Bảng kê chi tiết nội dung điều chỉnh tăng, giảm thu nhập chịu thuế.
- BCTC, thuyết minh BCTC, các Mẫu biểu kèm theo (Theo quy định chế độ kế toán)
- TK có liên quan: TK thu nhập (511,515,711, 521, 532…); TK chi phí (621, 631, 632, 642, 635…, 154…); 111, 112, TK phải thu, phải trả…
Hồ sơ khai thuế TNCN
- TK thuế TNCN, quyết toán TNCN; bảng tạm khấu từ hàng tháng, Tổng hợp tính toán năm…; Bản đăng ký giảm trừ gia cảnh, người phụ thuộc; MST cá nhân.
- Hợp đồng lao động; QĐ chi trả lương (thang bậc lương, thu nhập khác…
- Đối với người nước ngoài: Hồ sơ chứng minh cư trú, không cư trú; Giấy tờ chứng minh đã nộp thuế nước khác (Thu nhập toàn cầu)
- TK liên quan: 334, Quỹ phúc lợi, khen thưởng; TK chi phí; 111, 112…
Hồ sơ khai thuế nhà thầu
- Tờ khai thuế nhà thầu (theo tháng/theo từng lần PS; Tờ khai quyết toán)
- Hợp đồng ký kết
- Nhập khẩu máy móc, thiết bị từ nước ngoài
- Chuyển giao công nghệ, bản quyền
- Cung cấp dịch vụ từ nước ngoài
- Vay vốn từ nước ngoài
- Đại lý ký kết với nước ngoài
- Thuê các phương tiện vận tải, máy móc thiết bị
- Thanh lý hợp đồng, các chứng từ chi trả tiền cho các tổ chức, cá nhân nước ngoài (sổ phụ ngân hàng…)
- Hồ sơ kê khai Hải quan
- Hợp đồng/hồ sơ chào thầu
- Các tài khoản có liên quan: TK về TSCĐ; TK xây dựng cơ bản dở dang; TK chi phí trả trước dài hạn; TK về chi phí sản suất kinh doanh; TK vay nợ, TK tiền mặt, tiền gửi ngân hàng; TK thuế GTGT đầu vào; TK công nợ…
Xem thêm >>> NHỮNG ĐIỀU CẦN CHÚ Ý KHI CƠ QUAN THUẾ THANH KIỂM TRA
Liên hệ với PPI Việt Nam để được hỗ trợ:
Công ty TNHH Dịch vụ và Tư vấn thuế PPI Việt Nam
Trụ sở chính: Tầng 3, Tòa nhà Đồng Tâm, Ngõ 21 Lê Văn Lương - Thanh Xuân - Hà Nội
Chi nhánh 1: Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Chi nhánh 2: Đường Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP. Nam Định
Hotline: 0964.787.599 - 0907.847.988
Email: info@ppivietnam.vn
Website: www.ppivietnam.vn