Trang chủ /Tài liệu kế toán - Thuế/Chia sẻ kinh nghiệm kế toán - Thuế
QUẢN TRỊ DN KHÁC VỚI QUẢN LÝ DN
(31/10/2020)

Quản trị doanh nghiệp khác với Quản lý doanh nghiệp?

Rất nhiều người nhầm lẫn giữa Quản trị và Quản lý, nhất là khi cụm từ "Board of directors" trong tiếng Anh được dịch đại trà thành Ban giám đốc. Trong khi nghĩa đúng của cụm từ này là Hội đồng quản trị.

Bài viết dưới đây có những góc nhìn vừa cụ thể vừa bao quát về nhiệm vụ Quản trị và Quản lý trong doanh nghiệp.

Theo các diễn giải đơn giản nhất, Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm giám sát, lập kế hoạch và quản lý các hoạt động hàng ngày. Trên thực tế, sự phân chia nhiệm vụ và trách nhiệm rộng hơn thế. Cho dù bạn có một cách tiếp cận rộng hay hẹp đối với sự khác nhau giữa quản trị doanh nghiệp và quản lý doanh nghiệp, sự khác biệt là rất cụ thể. Những người hiểu rõ vai trò của mình trong tổ chức cũng hiểu tầm quan trọng của việc không làm mờ ranh giới giữa hai nhiệm vụ này. Khi Hội đồng quản trị và Ban quản lý ở trong “khu vực riêng” của họ, nhiều khả năng các công ty sẽ hoạt động trơn tru hơn.

Vai trò của quản trị

Hội đồng quản trị đảm nhận vai trò quản trị. Quản trị là việc Hội đồng quản trị cùng nhau đưa ra quyết định về định hướng của công ty. Các nhiệm vụ như giám sát, hoạch định chiến lược, ra quyết định và lập kế hoạch tài chính thuộc các hoạt động quản trị.

Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm tạo lập ra các quy định của công ty, đó là một tập hợp các chính sách cốt lõi phác thảo nên sứ mệnh, giá trị, tầm nhìn và cấu trúc của công ty. Khi cần thiết, Hội đồng quản trị tạo và phê duyệt các chính sách lớn.

Một cách để xác định sự khác biệt giữa công việc quản trị và quản lý là xác định liệu một nhiệm vụ hoặc trách nhiệm tập trung vào “bức tranh lớn” hay không. Trong một bài báo có tên là “Phân biệt giữa quản trị và quản lý”, tác giả Barry S. Bader đã nêu ra bảy câu hỏi hướng dẫn để xác định xem việc gì thuộc về quản trị và là trách nhiệm của Hội đồng quản trị:

Có phải một việc lớn không?

Có phải cho tương lai của Công ty?

Có nằm trong sứ mệnh của Công ty?

Là một quyết định chính sách cấp cao cần thiết để giải quyết một tình huống?

Có nguy cơ gì hay không?

Có người kiểm soát không?

CEO có muốn và cần sự hỗ trợ của Hội đồng quản trị không?

Trong một thế giới doanh nghiệp hoàn hảo, tất cả các nhà quản lý và nhân viên đều biết nhiệm vụ của mình và hành động có trách nhiệm. Họ là những người trung thực và chăm chỉ với một cam kết vững chắc về đạo đức và liêm chính. Thật không may, tình huống không phải luôn luôn như vậy. Hội đồng quản trị sẽkiểm tra và đo lường giám, sát toàn bộ nhân viên và tất cả các khía cạnh hoạt động của công ty. Đó là lý do tại sao Hội đồng quản trị chịu trách nhiệm cuối cùng nếu họ không siêng năng trong các nhiệm vụ giám sát của họ.

Tất cả các công ty phải đối mặt với rủi ro đã biết và chưa biết. Công nghệ đã mang lại những rủi ro phổ biến và dễ ảnh hưởng tới công việc kinh doanh. Hội đồng quản trị làm quản trị tốt khi họ làm việc cùng với nhân viên IT và Giám đốc điều hành cấp cao về giám sát quản lý rủi ro và thiết lập rủi ro lành mạnh.

Trong việc hoạch định chiến lược, Hội đồng quản trị có trách nhiệm cung cấp giá trị bền vững cho cổ đông trong ngắn hạn và dài hạn.

Hội đồng quản trị nên hạn chế tham gia trực tiếp vào các vấn đề hàng ngày. Không liên quan trực tiếp nhưng Hội đồng quản trị phải làm việc chặt chẽ với các nhà quản lý bằng cách đưa ra các chỉ dẫn. Ban quản lý chia sẻ báo cáo tài chính và ngân sách hàng năm với hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị phân tích báo cáo tài chính và đưa các quyết định, bao gồm các quyết định về việc sáp nhập, thanh lý và chi tiêu vốn.

Hội đồng quản trị tuyển dụng, bổ nhiệm và giám sát việc bổ nhiệm mới các Giám đốc điều hành cấp cao, xem xét hiệu suất của họ, ấn định mức lương và các lợi ích khác. Hội đồng quản trị cho phép các nhà quản lý phát triển các chiến lược hoạt động của họ và xem xét các chiến lược để đảm bảo rằng họ đang tuân thủ kế hoạch tổng thể.

Hội đồng quản trị phải hành động khi cần thiết vì lợi ích của doanh nghiệp / tập đoàn, đặc biệt là liên quan đến các tình huống khủng hoảng bất ngờ.

Vai trò của quản lý

Cấu trúc quản lý có thể có vô số định dạng tùy thuộc vào quy mô và loại hình công ty. Trong mọi trường hợp, các quyết định quản lý hỗ trợ và thực hiện các mục tiêu và giá trị mà Hội đồng quản trị đưa ra. Các nhà quản lý đưa ra các quyết định hoạt động thường xuyên và xử lý tất cả các công việc hành chính làm cho chu trình vận hành. Công việc hành chính kết nối với gần như mọi bộ phận trong hoạt động.

Nhà quản lý cũng có nhiều nhiệm vụ và trách nhiệm khác so với những nhân sự trong Hội đồng quản trị.

Quản lý cấp cao giao cho quản lý cấp trung và cấp thấp việc phỏng vấn, thuê, đào tạo và giữ chân nhân viên mới. Nhiệm vụ tuyển dụng nhân viên cũng bao gồm các nhiệm vụ được giao theo nhu cầu của công ty và tìm ra nhân viên mà họ có thể tin tưởng để hoàn thành công việc. Giữ chân nhân viên tốt liên quan đến việc đánh giá dữ liệu và hiệu suất của nhân viên để khuyến khích việc hoàn thành xuất sắc tiêu chuẩn công việc.

Giám đốc điều hành trở thành người liên lạc giữa Hội đồng quản trị và các nhà quản lý cấp thấp hơn. Một trong những nhiệm vụ của họ là truyền đạt những kỳ vọng của ban lãnh đạo tới các nhân viên ở các cấp thấp hơn. Để thực hiện điều này, các nhà quản lý có thể chia nhỏ các kỳ vọng của Hội đồng quản trị thành các mục tiêu hoạt động ngắn và dài hạn để xem xét việc thực hiện đến khi hoàn thành.

Trong khi Hội đồng quản trị tạo ra các chính sách của công ty, các nhà quản lý có trách nhiệm thực thi chính sách của công ty và giữ chân nhân viên chịu trách nhiệm cho các hoạt động của họ.

Người quản lý cần nhiều kỹ năng khác biệt rõ rệt so với những người làm điều hành. Đầu tiên, họ cần các kỹ năng tạo động lực tốt, để họ có thể thúc đẩy nhân viên và tạo ra một môi trường làm việc mà mọi người đều phát triển. Song song với đó, rất tốt nếu các nhà quản lý có kỹ năng huấn luyện tốt. Hầu hết nhân viên sẽ yêu cầu một số mức độ đào tạo và họ cần tiếp tục được khuyến khích để cải thiện hiệu suất làm việc.

Trong khi Hội đồng quản trị có thể cung cấp ngân sách tổng thể, các quản lý bộ phận thường phải tự xây dựng ngân sách và truyền đạt nhu cầu ngân sách của họ cho các quản lý cấp cao. Các quản lý cấp cao thường đề đạt nhu cầu ngân sách thấp hơn mức đó tới Hội đồng quản trị để các vấn đề ngân sách được giải quyết ổn thỏa trong toàn công ty.

Các nhà quản lý ở trong một vị trí mà họ phải làm hài lòng hoặc xoa dịu nhiều người ở nhiều cấp độ khác nhau và từ nhiều khía cạnh khác nhau của tổ chức. Do đó, các vị trí quản lý thường là những công việc có áp lực cao / rủi ro cao đòi hỏi một cái đầu lạnh và phải ra quyết định đúng đắn dưới áp lực. Các nhà quản lý có kỹ năng hợp tác tốt thường có thể tự giảm bớt một số áp lực bằng cách sử dụng các chiến lược để giải quyết các thách thức còn tồn đọng.

Những thách thức kinh tế và tiến bộ công nghệ gây ra hiệu ứng nhỏ giọt trong hoạt động. Các nhà quản lý có năng lực rất giỏi trong việc điều chỉnh các cấu trúc quản lý của họ một cách nhanh chóng khi cần thiết để đáp ứng những thay đổi này. Trong giai đoạn biến động, các nhà quản lý có năng lực sẽ truyền đạt hiệu quả những thay đổi đó cho đội ngũ nhân sự còn lại của tổ chức.

Bài viết cùng danh mục
Copyright 2019 © PPI Việt Nam
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0964.787.599

Website: www.ppivietnam.vn

Email: ktppivietnam@gmail.com

   
Lượt truy cập: 162917087
Số người đang xem: 12