Trang chủ /Tin tức thuế nổi bật/Tin thuế nổi bật
QUY ĐỊNH VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC CHO DOANH NGHIỆP NĂM 2020
TẢI VĂN BẢN TẠI ĐÂY   
(18/09/2020)

Những quy định về Bảo hiểm xã hội bắt buộc 2020 cho Doanh nghiệp như: Quy định về (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT), Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) theo Quyết định 595/QĐ-BHXH và Nghị định 44/2017/ND-CP cụ thể như sau:
Lưu ý: Dưới đây, PPI chỉ tổng hợp các quy định về BHXH, BHYT, BHTN, BHTNKĐ, BNN bắt buộc cho Doanh nghiệp và người lao động, còn đối với đơn vị sự nghiệp, các trường hợp khác… các bạn xem tại QĐ 595.QĐ-BHXH nhé.

1. Đối tượng tham gia BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc:
- Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);
- Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;
- Người sử dụng lao động tham gia BHXH, BHTN, BHYT bắt buộc bao gồm: cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ.
(Theo điều 4, Điều 13, Điều 17 Quyết định 595/QĐ-BHXH)
Chú ý: Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng
- Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, BHTNLĐ-BNN.
- Không thuộc đối tượng tham gia BHYT, BTHN.
(Theo Công văn 3895/BHXH-TB của BHXH TP Hà Nội)
- Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.
Theo Quyết định 888/QĐ-BHXH của BHXH Việt Nam

2. Tỷ lệ đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ năm 2020:
Tỷ lệ đóng             BHXH        BHYT        BHTN            Tổng
DN phải đóng        17,5%         3%            1%               21.5%
Người lao động     8%              1,5%         1%               10,5%
Tổng cộng             25,5%         4,5%          2%               32%
Trong đó:
- Người lao động phải đóng BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ: 10,5%
- Doanh nghiệp phải đóng BHXH, BHYT, BHTN với tỷ lệ: 21,5%
-> Tổng cộng DN phải đóng cho Cơ quan BHXH tổng là: 32% trên Tổng mức tiền lương tham gia BHXH.

Lưu ý:
- Ngoài BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN thì hàng tháng DN còn phải đóng KPCĐ: 2% (Tổng quỹ tiền lương tham gia BHXH để nộp cho liên đoàn lao động Quận, huyện)


3. Mức tiền lương đóng BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ 2020:
- Tiền lương hàng tháng đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN, KPCĐ: Là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật lao động.
a. Mức tiền lương đóng BHXH thấp nhất:
- Mức tiền lương tháng đóng BHXH không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng.
- Người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề thì tiền lương đóng BHXH bắt buộc phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng, nếu làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%. Nếu là đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì cao hơn ít nhất 7%.
- Mức lương tối thiểu vùng không bao gồm các khoản phụ cấp lương và các khoản bổ sung.

b. Mức tiền lương đóng BHXH cao nhất:

- Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT bắt buộc tối đa bằng 20 tháng lương cơ sở.
- Mức tiền lương tháng đóng BHTN tối đa bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng (Mức lương cơ sở được xác định như trên phần a nhé)
(Mức lương cơ sở KHÁC mức lương tối thiểu vùng nhé).
Mức lương cơ sở như sau:
- Từ ngày 1/7/2018 là: 1.390.000đ/tháng
- Từ ngày 1/7/2019 là: 1.490.000đ/tháng.
Như vậy: Mức lương đóng BHXH, BHYT tối đa là:
- Từ ngày 1/7/2019 trở đi đến năm 2020 là: = 1.490.000 đ/ tháng x 20 = 29.800.000

Chú ý: Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì:
- Đóng BHXH, BHTN theo hợp đồng lao động giao kết đầu tiên.
- Đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất.

 4. Phương thức đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN:

a. Đóng hằng tháng áp dụng đối với các Doanh nghiệp:
- Hằng tháng, chậm nhất đến ngày cuối cùng của tháng.
- Đơn vị trích tiền đóng BHXH bắt buộc trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động tham gia BHXH bắt buộc, đồng thời trích từ tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc của từng người lao động theo mức quy định.
=> Chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.
 
b. Đóng 3 tháng hoặc 6 tháng một lần đối với:
- Đơn vị là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì đóng theo phương thức hằng tháng hoặc 3 tháng, 6 tháng một lần.
- Chậm nhất đến ngày cuối cùng của kỳ đóng, đơn vị phải chuyển đủ tiền vào quỹ BHXH.
 
c. Nơi đóng BHXH:
- Đơn vị đóng trụ sở chính ở địa bàn tỉnh nào thì đăng ký tham gia đóng BHXH tại địa bàn tỉnh đó theo phân cấp của cơ quan BHXH tỉnh.
- Chi nhánh của doanh nghiệp đóng BHXH tại địa bàn nơi cấp giấy phép kinh doanh cho chi nhánh hoặc đóng tại Cty mẹ
NGUỒN: ST

TẢI VĂN BẢN TẠI ĐÂY   
Bài viết cùng danh mục
Copyright 2019 © PPI Việt Nam
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0964.787.599

Website: www.ppivietnam.vn

Email: ktppivietnam@gmail.com

   
Lượt truy cập: 144033342
Số người đang xem: 15