Trang chủ /Tin tức thuế nổi bật/Tin thuế nổi bật
Tạm ngừng kinh doanh là gì? Khi nào thì doanh nghiệp cần tạm ngừng kinh doanh? Những lưu ý quan trọng khi thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh.
(17/02/2025)

Tạm ngừng kinh doanh là gì? Khi nào thì doanh nghiệp cần tạm ngừng kinh doanh? Những lưu ý quan trọng khi thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh.

I. Tạm ngừng kinh doanh là gì? Khi nào thì doanh nghiệp cần tạm ngừng kinh doanh.

- Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, ắt hẳn người chủ doanh nghiệp nào cũng muốn công ty mình kinh doanh thuận lợi, ngày càng phát triển nhưng nhiều khi do bối cảnh kinh tế, các lý do khách quan, chủ quan khác nhau mà doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng làm ăn trì trệ, hoạt động không hiệu quả, thậm chí là lỗ vốn. Trong trường hợp này nếu chủ doanh nghiệp chưa muốn giải thể công ty thì có thể chọn lựa hình thức tạm ngừng kinh doanh để qua thời kỳ khó khăn, doanh nghiệp quay trở lại hoạt động.

- Theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật doanh nghiệp. 

Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.

Vậy có thể hiểu đơn giản, tạm ngừng kinh doanh là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định. Và phải thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu và thời hạn tạm ngưng. Hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trươc ngày tạm ngưng.

II. Những lưu ý quan trọng khi thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh.

1. Thông báo chậm nhất 03 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh

- Luật Doanh nghiệp 2020 có hiệu lực từ ngày 1/1/2021. Theo đó, Khoản 1 Điều 206 luật này quy định “Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh”.

==> Nếu doanh nghiệp muốn tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo tạm ngừng thì cũng phải thông báo chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục kinh doanh.

- Thời hạn tạm ngừng kinh doanh của mỗi lần thông báo không được quá 1 năm và không hạn chế số lần tạm ngưng liên tiếp.

Luật Doanh nghiệp không quy định vấn đề này nhưng Nghị định hướng dẫn quy định về tổng thời gian mỗi một lần tạm ngừng kinh doanh tối đa là 01 năm  và  không  hạn  chế  số  lần  tạm  ngừng liên tiếp (trước  đây Luật  Doanh Nghiệp 2014 quy  định  tạm  ngừng  luiên  tiếp  không  quá  02 năm). 

=> Do đó, nếu không có phương án kinh doanh trong thời gian dài nhưng doanh nghiệp không muốn giải thể thì có thể tạm ngừng liên tiếp nhiều năm.

2, Nộp tờ khai thuế trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh

- Theo quy định tại điểm a, Khoản 2, Điều 4, Nghị Định 126/2020/NĐ-CP quy định “Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế, trừ trường hợp người nộp thuế tạm ngừng hoạt động, kinh doanh không trọn tháng, quý, năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ khai thuế tháng, quý; hồ sơ quyết toán năm”.

=> Vậy thời gian tạm ngừng kinh doanh thì doanh nghiệp không phải nộp báo cáo thuế. Nhưng nếu có một ngày không ngưng trong kỳ báo cáo thì doanh nghiệp phải nộp báo cáo thuế cho kỳ đó.

Vd1: Nếu doanh nghiệp làm hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh từ tháng 01/01/2025 đến 31/12/2025 sẽ không phải nộp báo cáo thuế.

Vd2: Nếu doanh nghiệp tạm ngưng từ ngày 03/01/2025 đến ngày 02/01/2026 thì phải nộp báo cáo thuế cho tháng 01/2025 hay báo cáo quý 1/2025 dù chỉ hoạt động 2 ngày.

3, Miễn lệ phí môn bài khi tạm ngừng kinh doanh

Khoản 5, Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị đinh 22/2020/NĐ-CP quy định:

“Người nộp lệ phí đang hoạt động có văn bản gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp về việc tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch không phải nộp lệ phí môn bài năm tạm ngừng kinh doanh với điều kiện: văn bản xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh gửi cơ quan thuế trước thời hạn phải nộp lệ phí theo quy định (ngày 30 tháng 01 hàng năm) và chưa nộp lệ phí môn bài của năm xin tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh”.

==> Như vậy, chỉ cần thông báo tạm ngừng kinh doanh trước ngày 30/1 thì doanh nghiệp không phải nộp lệ phí môn bài cho năm tạm ngưng nếu chưa nộp lệ phí, nếu đã nộp lệ phí rồi thì không được hoàn lại.

4. Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh hay cơ quan thuế.

Điểm a, Khoản 1, Điều 4 và Điểm a, Khoản 1, Điều 26 của Nghị định 126/2020/NĐ-CP quy định cơ quan đăng ký kinh doanh gửi thông tin về tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan thuế. Do đó, doanh nghiệp chỉ cần thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh mà không cần thông báo cho cơ quan thuế.

5. Tình trạng của các đơn vị phụ thuộc có bị tạm ngừng hay không?

Trường hợp doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp và tình trạng của tất cả các chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng tạm ngừng kinh doanh.

=> Như vậy khi doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh thì các văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh cũng sẽ ngừng theo.

6. Có thể hoạt động trở lại trước thời hạn đăng ký tạm ngừng không?

Doanh nghiệp có thể đề nghị đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đồng thời với đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo đối với chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp. Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đồng thời với tình trạng của chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Trên đây là chia sẻ của kế toán PPI Việt Nam về những lưu ý khi doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động kinh doanh. Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn. Để được tư vấn chi tiết về thủ tục tạm ngừng hoạt động kinh doanh vui lòng liên hệ với chúng tôi

ĐẠI LÍ THUẾ PPI VIỆT NAM

Trụ sở chính Hà Nội:

+ Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

+ Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

+ Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội

Chi nhánh Nam Định: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP. Nam Định.

Chi nhánh Hải Dương: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương

HOTLINE:  0964 787 599/ 0944 32 5559

Websitewww.ppivietnam.vn

Email: ktppivietnam@gmail.com

 

 

 

 

Bài viết cùng danh mục
Copyright 2019 © PPI Việt Nam
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0964.787.599

Website: www.ppivietnam.vn

Email: ktppivietnam@gmail.com

   
Lượt truy cập: 173226398
Số người đang xem: 12