Trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp, ắt hẳn người chủ doanh nghiệp nào cũng muốn công ty mình kinh doanh thuận lợi, ngày càng phát triển nhưng nhiều khi do bối cảnh kinh tế, các lý do khách quan, chủ quan khác nhau mà doanh nghiệp bị rơi vào tình trạng làm ăn trì trệ, hoạt động không hiệu quả, thậm chí là lỗ vốn. Khi đó ắt hẳn nhiều chủ doanh nghiệp đã nghĩ tới các phương án tạm ngưng doanh nghiệp hoặc giải thể doanh nghiệp. Vậy tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp khác nhau như thế nào? Nên chọn tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp khi công ty gặp khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Mời các bạn hãy cùng kế toán PPI tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
- Theo khoản 1 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì tạm ngừng kinh doanh là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật doanh nghiệp.
Ngày chuyển tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày doanh nghiệp đăng ký bắt đầu tạm ngừng kinh doanh. Ngày kết thúc tình trạng pháp lý “Tạm ngừng kinh doanh” là ngày kết thúc thời hạn tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp đã thông báo hoặc ngày doanh nghiệp đăng ký tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
=> Vậy có thể hiểu đơn giản, tạm ngừng kinh doanh là trường hợp doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một thời gian nhất định. Và phải thông báo bằng văn bản về thời điểm bắt đầu và thời hạn tạm ngưng. Hoặc tiếp tục kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trươc ngày tạm ngưng.
2, Giải thể doanh nghiệp là gì?
Giải thể công ty, doanh nghiệp là chấm dứt tư cách pháp nhân của doanh nghiệp bao gồm các quyền và nghĩa vụ. Quyết định giải thể có thể xuất phát từ doanh nghiệp (giải thể tự nguyện) hoặc của cơ quan có thẩm quyền (giải thể bắt buộc).
3, Tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp khác nhau ở đâu?
Để giúp các bạn phân biệt được 2 hình thức tạm ngừng kinh doanh và giải thể doanh nghiệp một cách rõ ràng nhất, mời các bạn theo dõi bảng dưới đây:
Tiêu chí đánh giá | Giải thể doanh nghiệp | Giải thể doanh nghiệp |
Điều kiện | Doanh nghiệp phải đảm bảo thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp. | Doanh nghiệp không cần bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp |
Thủ tục |
Bước 1: Thông qua quyết định giải thể Bước 2: Công bố quyết định giải thể Bước 3: Thanh lý tài sản, thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp Bước 4: Cơ quan đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng của doanh nghiệp sau khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ thanh toán. |
Bước 1: Chậm nhất 3 ngày trước ngày tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh lên cơ quan đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính Bước 2: Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ, cơ quan đăng kí kinh doanh kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả gấy xác nhận tạm ngừng kinh doanh của doanh nghệp.
|
Thời gian thực hiện | Ít nhất 180 ngày kể từ ngày gửi quyết định giải thể | 03 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ tạm ngừng kinh doanh |
Hậu quả pháp lý |
-Chấm dứt hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, cấm dứt tư cách pháp nhân. - Thu hồi mã số thuế của doanh nghiệp |
- Chấm dứt hoạt động của doanh nghiệp, chấm dứt tư cách pháp nhân. - Không thu hồi mã số thuế của doanh nghiệp. |
4, Nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp?
- Không có câu trả lời tuyệt đối cho mọi trường hợp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp. Có việc tạm ngừng kinh doanh là tốt hơn, song có lúc việc giải thể doanh nghiệp lại là lựa chọn khôn ngoan nhất. Lời khuyên dành cho các doanh nghiệp là nên xác định rõ tình trạng kinh tế hiện taih, định hướng hoạt động của doanh nghiệp mình thật kĩ trước khi đưa ra kết luận sau cùng.
- Vì thủ tục tạm ngừng kinh doanh đơn giản hơn nhiều so với thủ tục giải thể doanh nghiệp nên trong nhiều trường hợp kinh tế khó khăn nhưng chưa đến mức nghiêm trọng thì các doanh nghiệp thường hay lựa chọn hình thức tạm ngừng kinh doanh.
Trừ trường hợp bị buộc giải thể theo quy định pháp luật, doanh nghiệp chỉ nên giải thể khi:
+ Tình hình kinh doanh thua lỗ, thiệt hại quá năng nề. Doanh nghiệp nhận thấy không còn khả năng để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
+ Doanh nghiệp có nhiều lao động, không còn khả năng thanh toán BHXH, tiền lương cho người lao động.
+ Nhận thấy tất cả các phương thức sát nhập, mua bán doanh nghiệp đều không khả thi
=> Việc giải thể doanh nghiệp lúc này sẽ giúp doanh nghiệp bảo đảm không bị thiệt hại trầm trọng hơn, bảo đảm quyền lợi cho người lao động cũng như các tổ chức, cá nhân có liên quan, đặc biệt là những chủ nợ của doanh nghiệp.
- Ngoài các trường hợp này, các doanh nghiệp nên ưu tiên lựa chọn tạm ngừng kinh doanh khi gặp khó khăn kinh tế. Bởi tạm ngừng kinh doanh có các ưu điểm là:
+ Duy trì được thâm niên hoạt động của doanh nghiệp do không bị chấm dứt tư cách pháp nhân.
+ Có thời gian để định hướng lại hoạt động của doanh nghiệp.
+ Có thời gian để tìm kiếm đối tác để thực hiện hợp tác kinh doanh, sát nhập doanh nghiệp hay thậm chí bán lại doanh nghiệp. Và những điều này có khả năng giúp doanh nghiệp khắc phục được khó khăn, bù đắp được thất thoát do sự thua lỗ.
4, Dịch vụ tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các thủ tục tạm ngừng hoạt động, giải thể doanh nghiệp.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong hoạt động tư vấn doanh nghiệp về các thủ tục thành lập , tạm ngừng, giải thể doanh nghiệp khi đến với kế toán PPI Việt Nam quý khách hàng sẽ được tư vấn một cách chi tiết nhất về các thủ tục, hồ sơ liên quan đến các hoạt động tạm ngừng, giải thể doanh nghiệp.
Liên hệ ngay với chúng tôi theo thông tin dưới đây để được nhận được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
ĐẠI LÍ THUẾ PPI VIỆT NAM
Trụ sở chính Hà Nội:
+ Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội
+ Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
+ Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội
Chi nhánh Nam Định: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP. Nam Định.
Chi nhánh Hải Dương: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương
HOTLINE: 0964 787 599/ 0944 32 5559
Website: www.ppivietnam.vn
Email: ktppivietnam@gmail.com
TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:
Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội
CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định
CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương
Hotline: 0964.787.599
Website: www.ppivietnam.vn
Email: ktppivietnam@gmail.com