Đối với mỗi doanh nghiệp việc xây dựng, sử dụng thang bảng lương là rất cần thiết và quan trọng. Vậy thang bảng lương là gì? Cách xây dựng thang, bảng lương trong đơn vị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý khách hàng hiểu rõ hơn về thang, bảng lương.
Thang lương, bảng lương trong doanh nghiệp được áp dụng cho người lao động khi làm việc. Trong đó, thang lương là hệ thống nhóm lương, bậc lương được quy định sẵn để làm căn cứ giúp doanh nghiệp chi trả tiền lương. Bên cạnh đó, thang lương cũng là căn cứ để xét nâng lương định kỳ cho người lao động một cách công bằng.
Bảng lương là văn bản tổng hợp số tiền thực doanh nghiệp phải trả cho người lao động trong khoảng thời gian nhất định. Trong đó bao gồm các khoản như tiền lương, tiền thưởng, tiền phụ cấp, tiền trợ cấp,…
Nguyên tắc xây dựng thang bảng lương là gì? Để đảm bảo hài hòa lợi ích của doanh nghiệp và người lao động thì khi xây dựng thang bảng lương cần đáp ứng các nguyên tắc sau:
Mức thu nhập tối thiểu người lao động đạt được để duy trì cuộc sống hằng ngày của bản thân. Điều này quan trọng để người lao động có thể tiếp tục làm việc tại doanh nghiệp lâu dài.
Tình hình lạm phát, trượt giá là yếu tố quan trọng để xem xét tăng lương cho người lao động. Mức tăng lương hàng năm cho người lao động phải đảm bảo bù đắp được tình trạng trượt giá.
Năng lực của người lao động cần xem xét để đưa ra mức lương phù hợp. Doanh nghiệp sẽ có đảm bảo sự công bằng về mức lương cho các vị trí trong doanh nghiệp.
Dựa vào khối lượng công việc để doanh nghiệp chi trả lương cho nhân viên khác nhau. Đối với những vị trí quản lý cao hơn sẽ có mức lương cao do họ phải có khả năng bao quát và chịu nhiều trách nhiệm hơn.
Thời gian làm việc của người lao động là yếu tố quan trọng tác động đến thang, bảng lương.
Khả năng chi trả của doanh nghiệp này so với doanh nghiệp khác. Điều này không phụ thuộc vào năng lực người lao động mà chịu tác động bởi lợi nhuận và khả năng chi trả doanh nghiệp.
Khi xây dựng thang bảng lương thì doanh nghiệp phải lưu ý các quy định pháp luật để đảm bảo đạt chuẩn. Cụ thể doanh nghiệp cần xây dựng thang bảng lương đối với các trường hợp như:
Đơn vị mới thành lập cần nộp hồ sơ thang bảng lương cho phòng Lao động TBXH quận, huyện.
Doanh nghiệp có sự thay đổi mức lương sẽ phải xây dựng lại thang bảng lương.
Khi các quy định của pháp luật thay đổi và thang bảng lương trước đó không còn phù hợp.
Thang bảng lương được xây dựng dựa trên hai cách:
Xây dựng mức tăng trực tiếp theo giá trị
Xây dựng mức tăng dựa trên hệ số
Trong đó, xây dựng thang bảng lương với mức tăng trên giá trị sẽ dễ hơn. Cách làm này đơn giản là xây dựng mức tăng lương trên số tiền thực tế chi trả cho người lao động.
Đơn vị cần căn cứ Theo Điều 93, Bộ luật lao động 2019 để xây dựng thang bảng lương. Bên cạnh đó, đơn vị cũng cần tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động như tổ chức công đoàn.
Ngoài ra, thang lương, bảng lương, định mức lao động được làm cơ sở để doanh nghiệp tuyển dụng lao động. Định mức lao động là mức lao động trung bình để bảo đảm người lao động thực hiện công việc mà không phải kéo dài thời gian làm việc. Thang lương, bảng lương cần phải được công bố và công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Thang bảng lương là gì Khi xây dựng thang, bảng lương cần lưu ý mức lương xây dựng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
Mức lương tối thiểu điều chỉnh hàng năm dựa vào các yếu tố:
Mức sống tối thiểu người lao động cùng gia đình đi kèm
Tương quan giữa mức lương tối thiểu với mức lương thực tế trên thị trường;
Chỉ số giá tiêu dùng và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế;
Quan hệ cung cầu nguồn lao động
Tình trạng việc làm và thất nghiệp
Năng suất lao động
Khả năng chi trả tiền lương của doanh nghiệp.
Thang bảng lương là gì đã được giải đáp cụ thể ở trên. Để có thể thực hiện thành thạo các nghiệp vụ về xây dựng thang bảng lương thì bạn cần có những kiến thức vững chắc. Hãy tham gia các khóa học kế toán tại PPI Việt Nam theo hotline 0944.32.5559 - 096.478.7599 để thành thạo hơn trong công việc.
TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:
Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội
CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định
CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương
Hotline: 0964.787.599
Website: www.ppivietnam.vn
Email: ktppivietnam@gmail.com