Trang chủ /Tài liệu kế toán - Thuế/Văn bản thuế mới nhất
Tổng hợp thông tin những điều cần biết về Thuế thu nhập Doanh nghiệp
(17/09/2019)

Căn cứ pháp lý về Thuế thu nhập Doanh nghiệp

- Luật thuế TNDN 2008

- Nghị định 218/2013/NĐ-CP Hướng dẫn thi hành Luật thuế TNDN

- Thông tư 78/2014/TT-BTC

1. Giới thiệu về thuế thu nhập doanh nghiệp

Theo quy định của luật thuế TNDN năm 2008 thì thuế thu nhập doanh nghiệp chỉ điều tiết vào thu nhập của các tổ chức có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, không còn điều tiết thu nhâp của cá nhân có thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ (đã được xác định là đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân).

2. Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp

Người nộp thuế thu nhập doanh nghiệp là tổ chức hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập chịu thuế bao gồm:

- Doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam

- Doanh nghiệp nước ngoài có hoặc không có cơ sở thường trú tại Việt Nam

- Đơn vị sự nghiệp

- Tổ chức được thành lập theo Luật hợp tác xã

- Tổ chức khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh có thu nhập

3. Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp

Đối tượng chịu thuế thu nhập doanh nghiệp là các khoản thu nhập hợp pháp của doanh nghiệp gồm 2 nhóm:

1. Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh

2. Thu nhập khác từ

- Chuyển nhượng vốn

- Chuyển nhượng bất động sản

- Quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản

- Từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ

- Thu khoản nợ khó đòi, khoản nợ phải trả không xác định được chủ

Như vậy, pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp Việt Nam xác định đối tượng nộp thuế trên cả 2 mối quan hệ: mối quan hệ quốc tịch và mối quan hệ lãnh thổ. Quy định này cũng phù hợp với thông lệ quốc tế trong xu thế hội nhập, đảm bảo sự công bằng, bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước trong quá trình thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh.

4. Căn cứ tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Công thức

Số Thuế TNDN phải nộp = Thu nhập tính thuế x Thuế suất

a) Thu nhập tính thuế

 Thu nhập tính thuế  =  Thu nhập chịu thuế  –  Thu nhập được miễn thuế  –  Các khoản lỗ được kết chuyển

b) Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế  =  Doanh thu  – Chi phí hợp lý được trừ  + Thu nhập khác, kể cả thu nhập nhận được ở ngoài Việt Nam

Trong đó:

Doanh thu: là toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ, trợ giá, phụ thu, phụ trội mà doanh nghiệp được hưởng. Quy định này có một số vấn đề đáng lưu ý:

- Doanh thu không chỉ là tiền bán hàng, tiền gia công, tiền cung ứng dịch vụ mà còn bao gồm cả tiền có được do nhà nước trợ giá, phụ thu, phụ trội mà cơ sở kinh doanh được hưởng.

- Doanh thu được xác định tại thời điểm có căn cứ làm phát sinh mà không phân biệt đã thu được tiền hay chưa. Bởi vì:

+) Việc thu được tiền hay chưa không phải là trách nhiệm của nhà nước mà là trách nhiệm của cơ sở kinh doanh.

+) Quy định này nhằm hạn chế các cơ sở kinh doanh cấu kết với nhau nhằm kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ nộp thuế vào ngân sách nhà nước để chiếm dụng ngân sách nhà nước.

+) Đồng tiền làm căn cứ tính thuế là đồng Việt Nam.

Lưu ý:

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế là doanh thu không có thuế GTGT.

- Doanh thu để tính thu nhập chịu thuế đối với cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT là doanh thu bao gồm cả thuế GTGT.

Các khoản chi phí hợp lý được trừ để tính thu nhập tính thuế bao gồm:

- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

- Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.

Lưu ý: Đối với hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Như vậy, chi phí làm căn cứ đề tính doanh thu phải là chi phí hợp lý khi chi phí đó:

- Là những khoản chi phí có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quá trình tạo ra doanh thu của cơ sở kinh doanh.

- Phải là khoản chi phí hợp lý, có căn cứ.

- Phải là khoản chi phí hợp lệ.

 Các khoản thu nhập khác:

- Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, chuyển nhượng bất động sản; thu nhập từ quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản.

- Thu nhập từ chuyển nhượng, cho thuê, thanh lý tài sản.

- Thu nhập từ lãi tiền gửi, cho vay vốn, bán ngoại tệ.

- Hoàn nhập các khoản dự phòng.

- Thu khoản nợ khó đòi đã xoá nay đòi được.

- Thu khoản nợ phải trả không xác định được chủ.

c) Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp:

Kể từ 01/01/2016 trở đi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%

Đối với doanh nghiệp thực hiện hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam thuế suấ từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Có thể thấy, pháp luật Việt Nam quy định mức thuế suất như trên là khá hợp lý. Mức thuế suất không quá cao sẽ khuyến khích cá nhân bỏ vốn ra tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh và thực hiện hoàn chỉnh các quy định pháp luật về thuế. Ngoài ra Mức thuế suất 20% áp dụng với tất cả các doanh nghiệp từ ngày 01/01/2016 trờ đi đã thể hiện sự công bằng giữa các chủ thể, thể hiện sự thống nhất trong việc truy thu thuế đối với tất cả các cơ sở kinh doanh nhằm tạo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế trong và ngoài nước trước sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế.

5. Chế độ ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

a) Điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp:

- Doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về hóa đơn chứng từ.

- Doanh nghiệp phải nộp thuế theo hình thức kê khai thuế.

b) Các trường hợp được ưu đãi thuế:

Ưu đãi về thuế suất: Đây là các trường hợp được hưởng ưu đãi đương nhiên với mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thông thường nếu tổ chức đầu tư vào những vùng miền, ngành nghề, lĩnh vực ưu đãi.

Cụ thể:

Mức thuế suất 10% – 15 năm

Mức thuế suất 10%

- Doanh nghiệp thực hiện hoạt động xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục – đào tạo, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao và môi trường

- Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư – kinh doanh nhà ở xã hội

- Cơ quan báo chí hoạt động báo in, cơ quan xuất bản

- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông lâm, ngư nghiệp ở địa bàn có điều kiện KT-XH khó khăn

- Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông-lâm-ngư-diêm-nghiệp

Mức thuế suất 17% – 10 năm

- Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới tại địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn

- Doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm: sản xuất thép cao cấp; sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng; sản xuất máy móc, thiết bị phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp; sản xuất thiết bị tưới tiêu; sản xuất, tinh chế thức ăn gia súc, gia cầm, thuỷ sản; phát triển ngành nghề truyền thống.

Ưu đãi về thời gian miễn thuế, giảm thuế:

Khác với nhóm ưu đãi về thuế suất là hưởng mức thuế suất thấp hơn mức thuế suất thông thường, nhóm ưu đãi về thơi gian miễn giảm thuế vẫn phải chịu mức thuế suất thông thường là 25%. Việc miễn, giảm thuế được tính trên toàn bộ hoặc tỷ lệ % số tiền thuế phải nộp vào ngân sách nhà nước.

c) Các trường hợp giảm thuế khác: Nhằm thực hiện chính sách lao động và việc làm, khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng lao động nữ và lao động là người dân tộc thiểu số, Luật thuế TNDN năm 2008 quy định:

- Doanh nghiệp sản xuất, xây dựng, vận tải sử dụng nhiều lao động nữ được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động nữ.

- Doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động là người dân tộc thiểu số được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp bằng số chi thêm cho lao động là người dân tộc thiểu số.

d) Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp:

Nhằm tạo điều kiện và khuyến khích doanh nghiệp đầy mạnh nghiên cứu khóa học và đối mới công nghệ, tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh doanh, Luật thuế TNDN có quy định ưu đãi cho doanh nghiệp là Doanh nghiệp được trích % trên thu nhập tính thuế hàng năm để lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp.

Mức trích lập: Tối đa 10%.

Căn cứ vào thu nhập thực tế và yêu cầu phát triển khoa học công nghệ, hàng năm, doanh nghiệp tự quyết định mức trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và đăng ký với cơ quan thuế để thực hiện.

6. Nơi nộp thuế

Nếu doanh nghiệp chỉ có trụ sở chính thì doanh nghiệp kê khai nộp thuế tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.

Trường hợp doanh nghiệp có các cơ sở kinh doanh ngoài phạm vi địa bàn tỉnh, thành phố trực truộc trung ương nơi doan nghiệp đặt trụ sở chính thì bên cạnh nộp thuế tại nơi có trụ sở chính thì doanh nghiệp còn phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo một tỷ lệ nhất định trên chi phí tại cơ quan thuế nơi đặt cơ sở kinh doanh.

 

Bài viết cùng danh mục
Copyright 2019 © PPI Việt Nam
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0964.787.599

Website: www.ppivietnam.vn

Email: ktppivietnam@gmail.com

   
Lượt truy cập: 162863168
Số người đang xem: 13