Trang chủ /Tài liệu kế toán - Thuế/Chia sẻ kinh nghiệm kế toán - Thuế
XỬ LÝ HÓA ĐƠN MUA CỦA DOANH NGHIỆP BỎ TRỐN, NGỪNG HOẠT ĐỘNG
(17/05/2021)

Việc kê khai, nộp các loại Tờ khai - Báo cáo các loại thuế hàng kỳ là nhiệm vụ quan trọng chủ yếu của các kế toán thuế cho mỗi Doanh nghiệp. Nếu được qua đào tạo thì công việc này không hề khó.

Tuy nhiên, trên thực tế lại có những tình huống về thuế, hóa đơn, chứng từ,… mà không phải ai đang làm kế toán thuế cũng xử lý được. Nó đòi hỏi họ phải có các kỹ năng, cũng như kinh nghiệm làm việc, từng trải với các tình huống tương tự xảy ra thì mới giải quyết ổn thỏa cho Doanh nghiệp.

Cũng như đối với cơ quan thuế và các cơ quan chức năng rất quan tâm đến hóa đơn mua vào là hóa đơn mua của Doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động do giải thể, phá sản,…

Kế toán PPI chia sẻ cách xử lý hóa đơn mua của Doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động; Cụ thể như sau:

1. Kiểm tra Doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động trước khi xử lý hóa đơn mua của Doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động:

Để phát hiện nhà cung cấp của mình có thuộc diện đã bỏ trốn, ngừng hoạt động hay không? Doanh nghiệp có thể thực hiện các cách sau:

- Cập nhật thông báo của cơ quan thuế về danh sách các Doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động. Doanh ngiệp tự tra cứu để biết rõ danh sách hoặc gõ Mã số thuế của Doanh nghiệp đang có nghi ngờ là bỏ trốn, ngừng hoạt động.

- Doanh nghiệp tự xác minh các thông tin của Doanh nghiệp có nghi ngờ bỏ trốn, ngừng hoạt động, giải thể,… => Bằng cách: Đến trực tiếp địa điểm kinh doanh hoặc xin xác minh của họ.

Tuy nhiên, các cách trên đều chỉ có tính tương đối. Bởi, cơ quan thuế chỉ có thông báo danh sách khi Doanh nghiệp đã thực sự bỏ trốn, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản sau một thời gian. Còn nếu tự xác minh thì mất khá nhiều thời gian do nguyên nhân về khoảng cách địa lý.

=> Vì vậy, Doanh nghiệp chỉ nên mua hàng của những Doanh nghiệp quen biết. Hoặc cần tìm hiểu rõ thông tin về Nhà cung cấp trước khi mua hàng để tránh rủi ro gặp phải hóa đơn mua của Doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động => Ảnh hưởng không nhỏ đến các quy trình về thuế tại Doanh nghiệp.

2. Cách xử lý hóa đơn mua của Doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động:

Khi phát hiện được hóa đơn đầu vào của Doanh ngiệp mình là của Doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động => Thì việc đầu tiên kế toán phải làm đó là:

Xác định xem hóa đơn mua vào này đã phát sinh vào thời điểm trước. Hay sau khi Nhà cung cấp đó bỏ trốn, ngừng hoạt động.

- Nếu hóa đơn đầu vào đó phát sinh sau ngày Doanh nghiệp bán hàng bỏ trốn => Thì Doanh nghiệp mình không được khấu trừ Thuế giá trị gia tăng đầu vào; Và đây là khoản chi phí không hợp lý khi tính Thuế TNDN.

- Nếu hóa đơn mua vào đó phát sinh trước ngày Doanh bán hàng bỏ trốn, ngừng hoạt động => Thì cơ quan thuế sẽ kiểm tra xem là có hoạt động trao đổi mua bán hàng hóa thực tế giữa 2 bên hay không? Có tiến hành đầy đủ quy trình và chứng từ kế toán hay không? Có khả năng Doanh nghiệp mua bán hóa đơn khống hay không?... => Để tiến hành xử lý vi phạm (Nếu có).

Khi đã có kết luận cuối cùng của cơ quan thuế => Thì Doanh nghiệp được phép khấu trừ Thuế GTGT và được tính vào chi phí hợp lý khi tính Thuế TNDN.

*Lưu ý:

Trong trường hợp chưa có kết luận chính thức cuối cùng của cơ quan thuế về việc sử dụng hóa đơn mua của Doanh nghiệp bỏ trốn, ngừng hoạt động thì:

- Nếu Doanh nghiệp chưa thực hiện kê khai khấu trừ Thuế GTGT: Cơ quan thuế sẽ thông báo cho Doanh nghiệp biết để tạm ngừng việc kê khai khấu trừ thuế GTGT lại và chờ kết luận chính thức.

- Nếu Doanh nghiệp đã thực hiện kê khai khấu trừ Thuế GTGT: Cơ quan thuế sẽ thông báo cho Doanh nghiệp biết để thực hiện việc điều chỉnh giảm số Thuế GTGT đã khấu trừ.

Nhưng nếu Doanh nghiệp vẫn khẳng định là có hoạt động mua bán thực tế trước khi Doanh nghiệp đã bỏ trốn, ngừng hoạt động => Thì cơ quan thuế sẽ cho Doanh nghiệp thực hiện cam kết trước pháp luật; Đồng thời cơ quan thuế sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra các nội dung liên quan đến quy trình cũng như chứng từ kế toán để giải quyết cho Doanh nghiệp việc khấu trừ Thuế GTGT, hoàn thuế GTGT (Nếu có). Nếu phát hiện có hành vi vi phạm thì cơ quan thuế sẽ xử lý vi phạm theo Luật thuế hiện hành.

Nguồn: Sưu tầm

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN THUẾ PPI VIỆT NAM

Trụ sở chính Hà Nội: Tầng 12 - tòa nhà Diamond Flower - 48 Lê Văn Lương - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội

CN Nam Định: 106, đường Nguyễn Khánh Toàn , khu đô thị Bãi Viên, TP. Nam Định

CN Hải Dương: Số 1 Ngõ 144 Phố Quang Trung, Phường Quang Trung, TP Hải Dương

CN Bắc Ninh: Số 6- Phố Đào Cam Mộc - Phường Vũ Ninh - TP. Bắc Ninh

 

Bài viết cùng danh mục
Copyright 2019 © PPI Việt Nam
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0964.787.599

Website: www.ppivietnam.vn

Email: ktppivietnam@gmail.com

   
Lượt truy cập: 144041133
Số người đang xem: 7