Trang chủ /Tin tức thuế nổi bật/Tin thuế nổi bật
Các bước cơ bản để thành lập doanh nghiệp
(20/08/2023)

Các bước thành lập doanh nghiệp cần thực hiện đúng quy trình các bước theo quy định của Pháp luật. Mỗi công đoạn khác nhau sẽ có cách chuẩn bị thủ tục giấy tờ và cách thực hiện riêng. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu đến bạn một số bước khi đăng ký doanh nghiệp. 

Bước 1: Chuẩn bị giấy tờ, thông tin để thành lập doanh nghiệp

Đơn vị cần chuẩn bị 04 bản CMND/Hộ Chiếu/ Căn cước công dân công chứng không quá 03 tháng của thành viên mở công ty. 

Bên cạnh đó cần chuẩn bị các thông tin điền vào giấy đề nghị thành lập công ty như: 

  • Tên doanh nghiệp không được trùng lặp, không thuộc điều cấm của luật doanh nghiệp, tên cần dễ nhớ, gần gũi. 

  • Địa chỉ công ty đăng ký kinh doanh 

  • Danh sách ngành nghề kinh doanh dự tính 

  • Mức vốn điều lệ cần đăng ký thành lập doanh nghiệp

  • Lựa chọn người đại diện theo pháp luật theo quy định.

Bước 2: Hoàn thiện hồ sơ theo từng loại hình doanh nghiệp 

Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp cổ phần, công ty TNHH gồm các giấy tờ sau:

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty

  • Dự thảo điều lệ công ty

  • Các thành viên hay cổ đông tham gia 

  • Nếu thành viên là cá nhân cần có bản sao công chứng giấy chứng minh nhân dân/ Hộ chiếu, căn cước công dân

  • Thành viên là tổ chức cần bản sao công chứng quyết định thành lập, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, chứng minh nhân dân, Hộ chiếu.

  • Thành viên là tổ chức nước ngoài cần Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Đối với doanh nghiệp tư nhân cần các giấy tờ sau: 

  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập doanh nghiệp tư nhân  

  • Bản sao Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc căn cước công dân  

Bước 3: Nộp bộ hồ sơ tới cơ quan đăng ký kinh doanh 

Người thành lập doanh nghiệp cần đăng ký nộp hồ sơ có đầy đủ chữ ký đến nộp tại cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 4: Nhận kết quả chứng nhận đăng ký doanh nghiệp

Người thành lập doanh nghiệp nhận kết quả là giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hay thông báo bổ sung hồ sơ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền. 

Bước 5: Khắc dấu tròn cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp cần khắc con dấu tròn cho đơn vị, thông báo mẫu con dấu đã khắc lên cơ quan đăng ký kinh doanh. Sau đó, đơn vị mới có thể sử dụng con dấu vào việc ký kết hợp đồng, thực hiện giao dịch với tư cách doanh nghiệp.

Bước 6: Mở tài khoản ngân hàng, thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp chuẩn bị giấy chứng nhận doanh nghiệp cùng con dấu để mở tài khoản ngân hàng. Sau đó, người thành lập doanh nghiệp thông báo số tài khoản ngân hàng lên cơ quan đăng ký kinh doanh.

Bước 7: Đăng ký nộp thuế điện tử  

Tiếp đến, doanh nghiệp đăng nhập vào hệ thống nộp tờ khai để đăng ký nộp thuế điện tử. Sau đó, chủ doanh nghiệp ra ngân hàng mở tài khoản làm hồ sơ đề nghị chấp nhận đăng ký thuế điện tử.

Bước 8: Đóng thuế môn bài, sử dụng chữ ký số điện tử 

Trong bước thành lập doanh nghiệp cần thực hiện dùng chữ ký số điện tử đóng thuế môn bài theo bậc thuế quy định. 

Mức đóng thuế môn bài dựa theo vốn điều lệ của doanh nghiệp như: 

  • Vốn điều lệ doanh nghiệp trên 10 tỷ thì nộp thuế môn bài 3 triệu đồng/năm

  • Vốn điều lệ doanh nghiệp từ 10 tỷ trở xuống thì thuế môn bài là 2 triệu đồng/năm

  • Doanh nghiệp thành lập từ ngày 1/7 của thì đóng ½ mức thuế môn bài và thành lập trước ngày 1/7 thì đóng thuế môn bài cả năm

Bước 9: Khai thuế, đề nghị sử dụng hóa đơn VAT

  • Chuẩn bị hồ sơ đề nghị sử dụng hóa đơn theo mẫu yêu cầu 

  • Cơ quan thuế kiểm tra cơ sở doanh nghiệp.

  • Doanh nghiệp nhận kết quả sử dụng hóa đơn từ cơ quan thuế.

  • Mua hoá đơn giá trị gia tăng theo nhu cầu, thông báo phát hành sử dụng hóa đơn.

Bước 10: Báo cáo thuế, làm sổ sách định kỳ 

  • Doanh nghiệp cần báo cáo thuế, sổ sách kế toán định kỳ theo quy định.

  • Khi thành lập công ty cần tuyệt đối chấp hành quy định của pháp luật và thực hiện thủ tục thành lập công ty để tránh bị phạt.

Trên đây là các bước thành lập doanh nghiệp cơ bản nhất bạn cần nắm vững. Hy vọng bạn đọc có thêm kiến thức hữu ích khi cần đăng ký thành lập công ty. Đừng quên tham khảo các khóa học về thuế, kế toán tại PPI Việt Nam theo hotline 0944.32.5559 - 096.478.7599

Bài viết cùng danh mục
Copyright 2019 © PPI Việt Nam
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0964.787.599

Website: www.ppivietnam.vn

Email: ktppivietnam@gmail.com

   
Lượt truy cập: 146554587
Số người đang xem: 14