Trang chủ /Tin tức thuế nổi bật/Tin thuế nổi bật
Cách lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế cho doanh nghiệp nhỏ
(25/07/2023)

Có khá nhiều doanh nghiệp nhỏ hoạt động trên thị trường nhưng chúng ta chưa nắm rõ được cách lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế. Vậy đối với trường hợp này cần tiến thành các thủ tục như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những thông tin hữu ích về lập BCTC và quyết toán thuế.

Hệ thống biểu mẫu lập báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp nhỏ

Theo khoản 1 Điều 71 Thông tư 133/2016/TT-BTC thì doanh nghiệp phải tuân thủ biểu mẫu BCTC theo quy định. Doanh nghiệp có thể sửa đổi, bổ sung BCTC phù hợp với từng lĩnh vực hoạt động nhưng cần được Bộ Tài chính chấp thuận.

Hệ thống BCTC năm áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa bao gồm:

  • Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động liên tục

- Báo cáo bắt buộc:

+ Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01a – DNN hoặc Mẫu số B01b – DNN  

+ Báo cáo KQHĐKD theo Mẫu số B02 – DNN;

+ Bản thuyết minh BCTC theo Mẫu số B09 – DNN.

+ Bảng cân đối tài khoản theo Mẫu số F01 – DNN.

- Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Mẫu số B03 – DNN.

  • Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa không hoạt động liên tục

- Báo cáo bắt buộc:

+ Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01 – DNNKLT;

+ Báo cáo KQHĐKD theo Mẫu số B02 – DNN;

+ Bản thuyết minh BCTC theo Mẫu số B09 – DNNKLT.

- Báo cáo không bắt buộc mà khuyến khích lập: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo Mẫu số B03 – DNN.

  • Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ

- Báo cáo tình hình tài chính theo Mẫu số B01 – DNSN;

- Báo cáo KQHĐKD theo Mẫu số B02 – DNSN;

- Bản thuyết minh BCTC theo Mẫu số B09 - DNSN.

Thủ tục lập và gửi báo cáo tài chính

- Thời hạn lập báo cáo tài chính và gửi là 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

- Nơi nhận: cơ quan thuế, cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan Thống kê, cơ quan khác liên quan.

- Đối với doanh nghiệp có trụ sở thuộc khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao cần phải nộp BCTC năm cho Ban quản lý  nếu được yêu cầu

Nguyên tắc áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ 

- Doanh nghiệp nhỏ lựa chọn áp dụng Chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2015 của Bộ Tài chính và thực hiện nhất quán trong năm tài chính. Trường hợp chuyển đổi áp dụng chế độ kế toán cần thực hiện từ đầu năm tài chính và thông báo cho cơ quan Thuế.

- Doanh nghiệp nhỏ căn cứ vào nguyên tắc kế toán, nội dung và kết cấu của các tài khoản kế toán để phản ánh và hạch toán theo thực tế.

- Trường hợp trong năm tài chính doanh nghiệp có thay đổi không thuộc đối tượng áp dụng quy định tại Điều 2 Thông tư phải áp dụng Chế độ kế toán phù hợp với quy định của pháp luật ở năm tài chính kế tiếp.

Quyết toán thuế doanh nghiệp là gì?

Quyết toán thuế doanh nghiệp nhỏ là một nghiệp vụ kế toán bắt buộc khi hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Theo đó, nhân viên kế toán cần kê khai doanh thu thu nhập theo luật quy định để nộp thuế cho nhà nước.

Có thể thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo 2 trường hợp là:

  • Quyết toán thuế định kỳ mỗi năm.

  • Khi doanh nghiệp ngừng kinh doanh, chuyển đổi chủ sở hữu và tổ chức lại cơ cấu kinh doanh.

Các bước thực hiện quyết toán thuế đối với doanh nghiệp nhỏ

Bên cạnh việc lập báo cáo tài chính thì quyết toán thuế cho doanh nghiệp nhỏ đóng vai trò quan trọng. Trong đó, các bước tiến hành quyết toán thuế cơ bản như sau: 

  • Bước 1: Xác định doanh thu hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 

  • Bước 2: Xác định chi phí hợp lý và một số khoản thu nhập khác 

  • Bước 3: Tính thu nhập chịu thuế 

  • Bước 4: Xác định thu nhập miễn thuế  

  • Bước 5: Xác định khoản lỗ được kết chuyển theo quy định  

  • Bước 6: Tính thu nhập tính thuế  

  • Bước 7: Tính thuế TNDN phải nộp cho Nhà nước

Bài viết chia sẻ đến bạn đọc những kiến thức về cách lập báo cáo tài chính và quyết toán thuế đối với doanh nghiệp nhỏ. Mong rằng những thông tin hữu ích này giúp các bạn kế toán viên có thể thực hiện nghiệp vụ một cách thành thạo. Để biết thêm nhiều kiến thức mới, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp, bạn hãy liên hệ PPI Việt Nam theo hotline 0944.32.5559 - 096.478.7599.

Bài viết cùng danh mục
Copyright 2019 © PPI Việt Nam
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0964.787.599

Website: www.ppivietnam.vn

Email: ktppivietnam@gmail.com

   
Lượt truy cập: 162902295
Số người đang xem: 9