Cần tuân thủ các chuẩn mực đạo đức kiểm toán để có thể hành nghề và cung cấp dịch vụ chất lượng cho khách hàng. Vậy kiểm toán viên cần đáp ứng các tiêu chuẩn đạo đức nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức hữu ích về chuẩn mực đạo đức của kiểm toán viên.
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là cơ quan hoạt động độc lập và tuân theo pháp luật. Đơn vị này thực hiện kiểm toán việc quản lý, tài sản công, giúp tài chính nhà nước minh bạch. Kiểm toán viên nhà nước được Tổng Kiểm toán nhà nước bổ nhiệm vào các ngạch để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
Kiểm toán viên chuyên nghiệp cần tuân thủ các nguyên tắc đạo đức như sau:
Kiểm toán viên cần phải thẳng thắn, trung thực trong các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh. Hơn nữa, kiểm toán viên không được để bị gắn tên với các báo cáo mắc phải một số vấn đề như:
Sai sót trọng yếu hay các thông tin gây hiểu nhầm
Đưa ra thiếu thận trọng
Bỏ sót, che đậy thông tin cần thiết có thể dẫn tới việc thông tin bị hiểu nhầm.
Chuẩn mực đạo đức kiểm toán tiếp theo là kiểm toán viên không được thiên vị, có sự xung đột lợi ích. Trong thực tế, kiểm toán viên chuyên nghiệp sẽ gặp những tình huống ảnh hưởng tính khách quan.
Việc xác định và chỉ rõ tình huống đó là không khả thi, không được thực hiện hoạt động chuyên môn liên quan đến dịch vụ đó.
Kiểm toán viên cần phải bảo mật thông tin từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh. Cụ thể sẽ không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa có sự đồng ý của đơn vị có thẩm quyền. Trừ khi có nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu pháp luật.
Ngoài ra, kiểm toán viên cũng phải duy trì sự bảo mật thông tin trong môi trường ngoài công việc. Cảnh giác với rủi ro tiết lộ thông tin không cố ý đối với các đối tác thân thiết. Duy trì sự bảo mật thông tin trong nội bộ doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc.
Một trong những chuẩn mực đạo đức kiểm toán tiếp theo là có tư cách nghề nghiệp. Cụ thể, kiểm toán viên phải tuân thủ pháp luật về các quy định có liên quan. Tránh hành động làm giảm uy tín nghề nghiệp.
Trong đó, kiểm toán viên không được cường điệu về các dịch vụ có thể thực hiện, trình độ, kinh nghiệm.
Tất cả kiểm toán viên chuyên nghiệp phải có đầy đủ năng lực chuyên môn như sau:
Duy trì kiến thức và kỹ năng chuyên môn để cung cấp dịch vụ đạt chất lượng cho khách hàng, chủ doanh nghiệp;
Hành động thận trọng theo quy định tại chuẩn mực nghề nghiệp khi cung cấp các hoạt động chuyên môn.
Trách nhiệm phù hợp với yêu cầu công việc, có sự cẩn thận, kỹ lưỡng và kịp thời.
Kiểm toán viên chuyên nghiệp cần đảm bảo rằng các nhân viên thuộc quyền quản lý của họ được đào tạo và giám sát thích hợp.
Khi thích hợp, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải thông báo cho khách hàng, chủ doanh nghiệp biết về các hạn chế vốn có của các dịch vụ.
Người làm kiểm toán viên cần thực hiện công việc theo những kỹ thuật và chuẩn mực chuyên môn đã quy định của Hội nghề nghiệp. Hơn nữa, kiểm toán viên cần phải trau dồi kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ thường xuyên. Hơn nữa, đòi hỏi các yêu cầu về học vấn, kinh nghiệm, chuẩn mực nghề nghiệp và quy định về thủ tục soát xét.
Trên đây là các chuẩn mực đạo đức kiểm toán viên Việt Nam cần có khi thực hành công việc. Để trang bị thêm nhiều kiến thức kế toán hữu ích khác, bạn hãy đăng ký các khóa học kế toán tại PPI Việt Nam theo hotline 0944.32.5559 - 096.478.7599.
TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:
Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội
CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định
CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương
Hotline: 0964.787.599
Website: www.ppivietnam.vn
Email: ktppivietnam@gmail.com