Chứng từ kế toán là một trong những loại giấy tờ rất phổ biến đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Vậy cách lập, ký loại chứng từ này cần tuân thủ các quy định như thế nào? Nội dung bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về loại giấy tờ này đối với doanh nghiệp.
Theo khoản 3 Điều 3 Luật Kế toán 2015 định nghĩa chứng từ kế toán là giấy tờ phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh làm căn cứ ghi sổ kế toán.
Tùy theo mục đích, công dụng để phân loại chứng từ kế toán như sau:
- Chứng từ mệnh lệnh: lệnh chi tiền, lệnh điều động vật tư,...
- Chứng từ chấp hành: phiếu thu, phiếu xuất kho, phiếu nhập kho,...
- Chứng từ thủ tục: chứng từ ghi sổ
- Chứng từ liên hợp: lệnh kiêm phiếu xuất kho,...
- Chứng từ bên trong: phiếu xuất vật tư, bảng kê thanh toán lương, biên bản bàn giao tài sản...
- Chứng từ bên ngoài: hóa đơn mua hàng, ...
- Chứng từ ban đầu: hóa đơn bán hàng, phiếu thu, phiếu chi,...
- Chứng từ tổng hợp: bảng kê,...
- Chứng từ một lần
- Chứng từ nhiều lần
- Chứng từ bình thường
- Chứng từ báo động: hợp đồng kinh tế không bình thường, thanh toán tiền vay không kịp,...
- Chỉ tiêu lao động, tiền lương
- Chỉ tiêu hàng tồn kho
- Chỉ tiêu bán hàng
- Chỉ tiêu tiền mặt
- Chỉ tiêu tài sản cố định
- Chứng từ thông thường: dạng giấy tờ
- Chứng từ điện tử
– Các yếu tố cơ bản bắt buộc cần có trên mọi chứng từ kế toán như:
+ Tên gọi chứng từ
+ Số chứng từ, ngày, tháng, năm lập chứng từ
+ Tên địa chỉ của cá nhân, đơn vị lập, nhận chứng từ
+ Nội dung tóm tắt nghiệp vụ kinh tế
+ Số lượng, đơn giá, số tiền của nghiệp vụ kinh tế tài chính, tổng số tiền bằng chữ
+ Chữ ký của người lập, người chịu trách nhiệm về nghiệp vụ.
– Các yếu tố bổ sung không bắt buộc đối với chứng từ để đáp ứng yêu cầu quản lý và ghi sổ kế toán. Ví dụ như phương thức thanh toán, phương thức bán hàng.
Chứng từ kế toán cần có các nội dung chủ yếu sau:
+ Tên, địa chỉ đơn vị, cá nhân lập chứng từ kế toán
+ Tên, địa chỉ đơn vị, cá nhân nhận chứng từ kế toán
+ Chữ ký, họ, tên người lập, người duyệt, người có liên quan chứng từ kế toán.
Nội dung hóa đơn cần có các tiêu sau đây:
+Họ, tên, địa chỉ
+Mã số thuế, tài khoản thanh toán của người mua, người bán
+Tên hàng hóa, dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá, tiền hàng
+Thuế suất, tiền thuế GTGT
+Tổng số tiền thanh toán
+Chữ ký người bán, người mua hàng…
Ký chứng từ kế toán được quy định cụ thể như sau:
+ Chứng từ kế toán cần có đầy đủ chữ ký.
+ Chữ ký trên chứng từ kế toán cần được ký bằng bút mực.
+ Không được ký chứng từ bằng mực đỏ hoặc đóng dấu chữ ký khắc sẵn.
+ Chữ ký trên chứng từ của một người phải thống nhất.
+ Chữ ký trên chứng từ phải do người có thẩm quyền ký. Nghiêm cấm ký chứng từ khi chưa ghi đủ nội dung chứng từ thuộc trách nhiệm người ký.
+ Chứng từ chi tiền phải do người có thẩm quyền ký duyệt chi và kế toán trưởng ký trước khi thực hiện.
+ Chữ ký trên chứng từ dùng để chi tiền phải ký theo từng liên
Trên đây là những chia sẻ về cách lập, ký chứng từ kế toán đến bạn đọc mà bạn cần biết. Nếu bạn muốn có thêm những kiến thức về kế toán, hãy liên hệ PPI Việt Nam theo hotline 0944.32.5559 - 096.478.7599 để được tư vấn. Tại đây có các khóa học kế toán chuyên nghiệp để các bạn học viên nâng cao kiến thức.
TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:
Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội
CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định
CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương
Hotline: 0964.787.599
Website: www.ppivietnam.vn
Email: ktppivietnam@gmail.com