Theo quy định pháp luật, văn phòng đại diện cần phải nộp một số các khoản thuế khác nhau tương ứng. Vậy loại thuế mà văn phòng đại diện phải nộp hiện nay? Nếu không nộp thuế đúng quy định thì văn phòng đại diện bị xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về văn phòng đại diện và các loại thuế tương ứng.
Theo quy định tại Khoản 2, Điều 44, Luật doanh nghiệp thì văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp. Văn phòng đại diện có nhiệm vụ đại diện cho lợi ích doanh nghiệp và bảo vệ lợi ích đó. Các chức năng chính của văn phòng đại diện phải kể đến như:
Thực hiện hoạt động văn phòng liên lạc với doanh nghiệp.
Hoạt động nghiên cứu, thu thập, đánh giá thông tin hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận thị trường, đối tác và khách hàng.
Tóm lại, văn phòng đại diện không tiến hành hoạt động kinh doanh, không thực hiện chức năng doanh nghiệp. Chính vì thế mà đơn vị này sẽ không được phép tự nhân danh để ký kết hợp đồng.
Văn phòng đại diện sẽ thực hiện nghĩa vụ khấu trừ, kê khai, nộp thuế TNCN và thuế nhà thầu. Ngòi ra nếu công ty mẹ yêu cầu, văn phòng đại diện cần tiến hành việc lập báo cáo tài chính nội bộ.
Dựa vào Nghị định 22/2020/NĐ-CP về miễn lệ phí môn bài quy định:
Văn phòng đại diện sẽ không phải nộp thuế môn bài khi không xúc tiến thương mại và không hoạt động kinh doanh.
Văn phòng đại diện sẽ phải nộp thuế môn bài khi xuất hiện hoạt động kinh doanh.
Theo đó, trong 30 ngày tính từ ngày cấp đăng ký kinh doanh, đơn vị văn phòng đại diện cần thực hiện kê khai và nộp lệ phí môn bài.
Tại Điều 24, Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC thì văn phòng đại diện cần khấu trừ, kê khai và nộp thuế TNCN đối với thu nhập từ tiền công, tiền lương của cá nhân trong văn phòng đại diện.
Văn phòng đại diện cần làm thủ tục nộp hồ sơ khai thuế hàng tháng nếu sắc thuế văn phòng đại diện phát sinh phải nộp hoặc phải nộp thay. Riêng đối với trường hợp sắc thuế không phát sinh thì đơn vị này không phải nộp hồ sơ khai thuế.
Vậy các loại thuế mà văn phòng đại diện phải nộp là thuế môn bài và thuế thu nhập cá nhân trong từng trường hợp.
Theo Điều 10, Nghị định 125/2020 thì văn phòng đại diện khi có hành vi trốn thuế, kê khai thuế sai lệch sẽ bị xử phạt như sau:
Phạt cảnh cáo nếu văn phòng đại diện nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 - 05 ngày.
Phạt tiền từ 2 - 5 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 - 30 ngày.
Phạt tiền từ 5 - 8 triệu đồng nếu nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 31 - 60 ngày.
Phạt tiền từ 8 - 15 triệu đồng khi nộp hồ sơ kê khai thuế quá thời hạn quy định từ 61 - 90 ngày. Hoặc văn phòng đại diện nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 91 ngày trở lên nhưng không phát sinh số thuế cần nộp.
Phạt tiền từ 15 - 25 triệu đồng đối với hành vi nộp hồ sơ kê khai thuế quá thời hạn trên 90 ngày.
Những loại thuế mà văn phòng đại diện phải nộp nêu trên sẽ giúp ích cho doanh nghiệp khi kê khai thuế. Nếu quý khách muốn tìm hiểu rõ hơn về các quy định về thuế hãy đăng ký các khóa học tại PPI Việt Nam theo hotline 0944.32.5559 - 096.478.7599. Tại đây có nhiều khóa học về kế toán thuế mới cập nhật sẽ giúp các kế toán viên nâng cao kỹ năng nghề nghiệp.
TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:
Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội
CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định
CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương
Hotline: 0964.787.599
Website: www.ppivietnam.vn
Email: ktppivietnam@gmail.com