Trang chủ /Tài liệu kế toán - Thuế/Kế toán thuế
NHỮNG LƯU Ý CỦA KẾ TOÁN THUẾ KHI HẠCH TOÁN KẾ TOÁN VÀ XỬ LÝ TÌNH HUỐNG PHÁT SINH
(08/05/2021)

1. Lưu ý trong công việc hàng tháng của kế toán thuế: Kế toán thuế cần phải biết sắp xếp hóa đơn bán ra theo số thứ tự ngày, tháng, năm. Hóa đơn mua vào sắp xếp theo trình tự ngày, tháng, năm sau đó kẹp, ghi chú trên đầu hóa đơn tháng ... năm ...

2. Lưu ý khi hạch toán lên phần mềm kế toán: Phải phân biệt được đâu là hóa đơn hàng hóa, đâu là hóa đơn nguyên vật liệu hay tài sản cố định, công cụ dụng cụ, vì có thể hàng hóa của Doanh nghiệp nhưng là nguyên vật liệu hoặc công cụ dụng cụ của các Doanh nghiệp khác và ngược lại.

3. Lưu ý khi hạch toán hóa đơn đầu ra: Phải phân biệt được đâu là doanh thu bán hàng hóa, đâu là doanh thu cung cấp dịch vụ hay đâu là doanh thu bán thành phẩm để cho vào Tài khoản tương ứng. Doanh thu bán hàng hóa dùng Tài khoản 5111, doanh thu bán thành phẩm dùng Tài khoản 5112, doanh thu cung cấp dịch vụ dùng Tài khoản 5113.

4. Cần theo dõi chi tiết Tài khoản 133 và Tài khoản 333:

- Để đảm bảo số hạch toán khớp với số kê khai, nếu phát hiện chênh lệch phải tạm điều chỉnh sổ kế toán hoặc điều chỉnh kê khai thuế.

- Đặc biệt thuế đầu ra đã kê khai phải khớp với doanh thu chịu thuế hạch toán trong kỳ, quyết toán thuế năm.

5. Kê khai thuế phải lưu ý các trường hợp kê khai đặc biệt: Hóa đơn nhập khẩu thì khi có chứng từ nộp tiền thuế nhập khẩu mới được kê khai vào tháng nộp tiền. Thông tin ký hiệu hóa đơn, số hóa đơn, ngày hóa đơn căn cứ vào giấy nộp tiền để khai. Nhà xuất khẩu nước ngoài sẽ không có mã số thuế.

6. Cần lưu ý lưu trữ hóa đơn, chứng từ nộp tiền: Kế toán doanh nghiệp nên in thêm mấy bản. Trường hợp nếu cơ quan thuế yêu cầu mang giấy nộp tiền đi đối chứng thì nên mang chứng từ photo, tránh sự mất mát chứng từ gốc sẽ không chứng minh được Doanh nghiệp mình nộp tiền vào ngân sách nhà nước.

7. Hàng tháng hạch toán vào phần mềm kế toán Doanh nghiệp rồi mới biết xuất dữ liệu ra XML: So sánh số thuế được khấu trừ hoặc số thuế phải nộp của cả tháng có trùng giữa phần mềm HTKK với phần mềm quản lý hạch toán không? Nếu sai ở hạch toán hoặc kê khai thì phải điều chỉnh lại. Đặc biệt là kỳ báo cáo tài chính 12 tháng phải kiểm tra rà soát lại hết dữ liệu.

8. Hàng tháng hoặc hàng quý, kế toán doanh nghiệp cần cẩn thận trong việc kê khai: Nên kiểm tra lại các chỉ tiêu trên tờ khai thuế xem các chỉ tiêu có khớp không chỉ tiêu 22, Chỉ tiêu 23, Chỉ tiêu 24, Chỉ tiêu 25, Chỉ tiêu 33, Chỉ tiêu 34, Chỉ tiêu 35.

9. Lưu ý chỉ tiêu 334 phải khớp với phần quyết toán thuế TNCN: Tổng số tiền lương phải trả cho cán bộ công nhân viên so với tổng lượng từng cá nhân lên quyết toán thuế TNCN cuối năm là số liệu phải khớp nhau.

10. Lập bảng cân đối số phát sinh: Kế toán cần biết cách cân đối Chi phí. Chi phí tiền lương so với doanh thu, chi phí tiếp khách trên Tổng chi phí và các chi phí khác,...

11. Cân đối vấn đề: Hàng tồn kho trên chi tiết phải giống với số tổng hợp, không được lệch. Một vấn đề về hàng tồn kho thường sai đó là: Xuất hàng ra bán trước ngày nhập hàng mà không xử lý các chứng từ cho phù hợp dẫn đến sai báo cáo hàng tồn kho cuối kỳ giá trị còn mà số lượng đã hết, làm sai lệch báo cáo tài chính đặc biệt là chỉ tiêu hàng tồn kho - một chỉ tiêu cực kỳ quan trọng trong hệ thống báo cáo tài chính".

12. Kiểm tra về chỉ tiêu TSCĐ: Tài sản cố định là một chỉ tiêu. Do vậy, cuối kỳ phải so sánh nguyên giá, giá trị khấu hao trên Bảng cân đối tài khoản so với Bảng trích khấu hao đã lập xem số liệu có khớp nhau không? Nếu sai lệch phải xử lý trước khi nộp Báo cáo tài chính.

13. Về công cụ dụng cụ hay còn gọi là chi phí trả trước: Phải đối chiếu và kiểm tra so sánh giống như với Tài sản cố định.

14. Hàng tháng cân đối mọi vấn đề trên báo cáo: Báo cáo thuế; Chi phí; Lợi nhuận,... thì cuối năm sẽ không phải vất vả trong việc lập Báo cáo tài chính.

15. Về phần quyết toán thuế:

■Khi lập Báo cáo tài chính phải lập quyết toán Thuế TNDN trước để so sánh số Thuế TNDN thực nộp tại thời điểm cuối năm của Doanh nghiệp so với hàng quý đã nộp có thừa thiếu thuế không? Từ đó tạo các bút toán điều chỉnh chênh lệch và kết chuyển lại, sau đó mới lập Báo cáo tài chính.

■Bên cạnh quyết toán Thuế TNDN cần lưu ý tới quyết toán Thuế TNCN. Đây là phần quyết toán quan trọng ảnh hưởng tới chi phí lương hợp lý của Doanh nghiệp. Vì vậy, khi làm quyết toán nên xem sót lại tất các chứng minh thư, mã số thuế đã chuẩn chưa, phần tiền lương, tiền công và các khoản giảm trừ thuế đã đúng theo quy định chưa.

16. Ứng xử với cơ quan thuế: Việc ứng xử với cơ quan thuế cũng đặc biệt quan trọng. Khi gặp sai sót hoặc các vấn đề về thuế thì nên hỏi quản lý thuế về quá trình báo cáo và sai sót khi lập báo cáo cho chuẩn.

Chúc các bạn thành công!

 

CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ VÀ TƯ VẤN THUẾ PPI VIỆT NAM

Trụ sở chính Hà Nội: Tầng 12 - tòa nhà Diamond Flower - 48 Lê Văn Lương - Nhân Chính - Thanh Xuân - Hà Nội

CN Nam Định: 106, đường Nguyễn Khánh Toàn , khu đô thị Bãi Viên, TP. Nam Định

CN Hải Dương: Số 1 Ngõ 144 Phố Quang Trung, Phường Quang Trung, TP Hải Dương

CN Bắc Ninh: Số 6- Phố Đào Cam Mộc- Phường Vũ Ninh- TP. Bắc Ninh

 

Bài viết cùng danh mục
Copyright 2019 © PPI Việt Nam
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0964.787.599

Website: www.ppivietnam.vn

Email: ktppivietnam@gmail.com

   
Lượt truy cập: 162692458
Số người đang xem: 11