Thủ tục kiểm toán là hoạt động khá quen thuộc trong các doanh nghiệp kinh doanh hiện nay. Nắm vững thủ tục này sẽ giúp các kế toán viên có thể thu thập bằng chứng đáng tin cậy để hiểu rõ về rủi ro kiểm toán giúp giảm thiểu chi phí tối đa.
Kiểm toán là quá trình các chuyên gia thu thập, đánh giá bằng chứng liên quan đến thông tin của đơn vị được kiểm toán. Từ đó sẽ báo cáo mức độ phù hợp của thông tin với chuẩn mực, mục tiêu kiểm toán theo đúng quy định.
Hiện nay kế toán viên cần nắm vững 3 thủ tục kiểm toán như sau:
Thu thập các thông tin về đơn vị được kiểm toán và kiểm soát nội bộ. Từ căn cứ đó mà đánh giá rủi ro các sai phạm trên các báo cáo tài chính của khách hàng.
Kiểm toán cơ bản rất quan trọng trong thu thập bằng chứng kiểm toán đầy đủ. Trong đó, có 3 kiểm toán cơ bản như sau:
Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ dùng để xác định mục tiêu kiểm toán có bị vi phạm với mỗi nghiệp vụ hay không.
Thủ tục phân tích so sánh số tiền đã ghi nhận với dự tính, số liệu kỳ vọng.
Kiểm tra chi tiết số dư giúp kiểm toán viên có được bằng chứng kiểm toán với độ chính xác cao.
Những hiểu biết của kiểm toán viên về kiểm soát nội bộ đánh giá rủi ro cho nghiệp vụ và mục tiêu kiểm toán.
Mỗi thủ tục kiểm toán đều có các điểm mạnh và điểm yếu nhất định nên kiểm toán viên cần xem xét để thực hiện cam kết kiểm toán.
Kiểm toán viên cần xác định thủ tục kiểm toán để thu thập bằng chứng đáng tin cậy, đạt được sự hiểu biết về rủi ro kiểm toán với chi phí tối ưu.
Tìm kiếm bằng chứng kiểm toán đầy đủ từ 03 giai đoạn khác nhau trong quy trình kiểm toán.
Các bước trong quy trình kiểm toán đòi hỏi những yêu cầu và chuẩn mực cụ thể như sau:
Phát triển chiến lược tổng thể, cách tiếp cận đối tượng kiểm toán theo thời gian dự kiến.
Thời điểm lập kế hoạch là khi nhận được giấy mời kiểm toán và trả lời thư mời kiểm toán.
Kiểm toán viên lập kế hoạch dựa trên sự hiểu biết chính xác về khách hàng, cơ cấu tổ chức, ban giám đốc,…
Lập kế hoạch là bước đầu tiên để việc kiểm toán đạt hiệu quả về mặt thời gian, chất lượng.
Thực hiện những nội dung chính trong chương trình kiểm toán được lập bao gồm các công việc:
Ghi nhận tình hình hoạt động doanh nghiệp
Đánh giá hệ thống kế toán
Thực hiện nội dung cụ thể trong chương trình kiểm toán chi tiết.
Sử dụng kỹ thuật để thu thập bằng chứng kiểm toán
Ghi chép công việc kiểm toán viên thành hồ sơ kiểm toán
Thảo luận về kết quả kiểm toán và thống nhất ý kiến nhà quản lý
Soạn thảo báo cáo kiểm toán
Kiểm toán viên chính sẽ tổng hợp kết quả, đánh giá lại toàn bộ công việc kiểm toán viên đã làm. Thủ tục kiểm toán này để đánh giá kế hoạch kiểm toán được thực hiện hiệu quả hay chưa. Sau quá trình kiểm tra sẽ rà soát chặt chẽ các thủ tục kiểm toán, kết thúc quá trình và bàn giao lại cho công ty.
Thủ tục kiểm toán sẽ mang đến nhiều lợi ích trong việc báo cáo tài chính như sau:
Phục vụ mục đích đánh giá, thu thập các bằng chứng kiểm toán.
Khi kết hợp thủ tục kiểm toán với thủ tục phỏng vấn, kiểm toán quan sát, tính toán, xác nhận,... sẽ tạo ra hiệu quả cao khi báo cáo tài chính của kiểm toán viên.
Kiểm tra sự không nhất quán, sự chênh lệch về tài liệu, thông tin so với dự kiến ban đầu giúp giảm thiểu rủi ro.
Bài viết chia sẻ các thông tin liên quan đến thủ tục kiểm toán. Nhờ những dữ liệu này giúp kế toán theo dõi, quản lý tình hình sử dụng hóa đơn nhanh chóng, chính xác. Nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về kiểm toán, các quy định mới nhất hãy tham gia các khóa học tại PPI Việt Nam theo hotline 0944.32.5559 - 096.478.7599.
TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:
Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội
Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội
Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội
CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định
CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương
Hotline: 0964.787.599
Website: www.ppivietnam.vn
Email: ktppivietnam@gmail.com