Trang chủ /Tin tức thuế nổi bật/Tin thuế nổi bật
Thuế giá trị gia tăng: Khái niệm, đối tượng, cơ chế và mức thuế
(27/07/2023)

Thuế giá trị gia tăng là một trong các khái niệm thông dụng đối với mỗi doanh nghiệp khi kinh doanh. Vậy đối tượng nào chịu thuế GTGT, cách tính thuế GTGT như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm những kiến thức cơ bản về thuế GTGT.

Tìm hiểu Thuế giá trị gia tăng là gì? 

Thuế GTGT có tên viết tắt là VAT, có nguồn gốc từ thuế doanh thu. Trong đó, Pháp là nước đầu tiên ban hành Luật thuế GTGT vào năm 1954. Hiện nay đã có khoảng 130 quốc gia trên thế giới áp dụng thuế GTGT. 

Theo Điều 2 Luật Thuế GTGT 2008, thuế giá trị gia tăng chính là loại thuế gián thu đánh trên khoản giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ trong quá trình sản xuất, lưu thông, tiêu dùng. Thuế GTGT sẽ được nộp vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ.

Đối tượng chịu thuế và nộp thuế GTGT

Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng là hàng hoá, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng ở Việt Nam. Loại trừ các đối tượng không thuộc diện chịu thuế theo quy định Luật thuế GTGT và văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành. Đối tượng không chịu thuế GTGT sẽ được quy định tại điều 5 Luật thuế GTGT 2016.

Ðối tượng nộp thuế GTGT là các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế. Hay các tổ chức, cá nhân nhập khẩu hàng hoá chịu thuế.

Phương pháp tính thuế GTGT

Cách tính Thuế giá trị gia tăng tuân thủ theo phương pháp khấu trừ thuế hoặc phương pháp tính trực tiếp trên GTGT.

Phương pháp khấu trừ thuế giá trị gia tăng

Số thuế giá trị gia tăng phải nộp = thuế giá trị gia tăng đầu ra – thuế giá trị gia tăng đầu vào được khấu trừ.

Thuế GTGT đầu ra =  giá tính thuế của hàng hoá, dịch vụ chịu thuế bán ra X với thuế suất thuế GTGT của hàng hoá, dịch vụ đó.

Khi lập hoá đơn bán hàng hóa, dịch vụ thì cơ sở kinh doanh phải ghi rõ giá bán chưa thuế, thuế GTGT, số tiền người mua thanh toán. Nếu hoá đơn chỉ ghi giá thanh toán, không ghi giá chưa có thuế và thuế GTGT thì thuế GTGT sẽ tính dựa vào giá thanh toán ghi trên hóa đơn, chứng từ.  

Thuế GTGT đầu vào bằng tổng số thuế GTGT ghi trên hoá đơn GTGT mua hàng hoá, dịch vụ hay chứng từ nộp thuế GTGT hàng hoá nhập khẩu để sản xuất, kinh doanh.

Thuế GTGT đầu vào được tính khấu trừ hư sau:

  • Thuế đầu vào của hàng hoá, dịch vụ dùng sản xuất, kinh doanh thì được khấu trừ.

  • Thuế đầu vào hàng hoá, dịch vụ được khấu trừ phát sinh trong tháng được kê khai khấu trừ tháng đó mà không phân biệt đã xuất dùng hay còn trong kho.  

Phương pháp tính trực tiếp trên GTGT

Số thuế GTGT phải nộp =  giá trị gia tăng hàng hoá, dịch vụ chịu thuế x với thuế suất thuế GTGT của loại hàng hóa, dịch vụ đó.

Giá trị gia tăng = giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ bán ra –  giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ mua vào tương ứng.

Giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra thể hiện như sau: 

  • Giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra chính là giá thực tế mua, bán ghi trên hoá đơn. Gồm cả thuế GTGT và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên mua phải trả.

  • Giá thanh toán hàng hoá, dịch vụ mua vào xác định bằng giá trị hàng hoá, dịch vụ mua vào dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT bán ra.

Nếu cơ sở kinh doanh chưa thực hiện việc mua, bán hàng hoá, dịch vụ có hoá đơn, chứng từ làm căn cứ thì GTGT được xác định như sau:

  • Cơ sở kinh doanh thực hiện bán hàng hoá, dịch vụ có đầy đủ hoá đơn, chứng từ và xác định đúng doanh thu bán hàng mà không có đủ hoá đơn mua thì giá trị gia tăng bằng doanh thu x % giá trị gia tăng tính trên doanh thu.

  • Cá nhân kinh doanh chưa thực hiện đầy đủ hoá đơn mua, bán thì cơ quan thuế căn cứ vào tình hình kinh doanh để ấn định mức doanh thu tính thuế. Lúc này giá trị gia tăng bằng doanh thu x % giá trị gia tăng trên doanh thu.

  • Tỷ lệ (%) giá trị gia tăng tính trên doanh thu được dùng làm căn cứ xác định GTGT do đơn vị thuế ấn định phù hợp từng lĩnh vực ngành nghề kinh doanh.

Trên đây là những kiến thức cơ bản về thuế giá trị gia tăng mà chúng tôi đã chia sẻ đến bạn đọc. Nếu quý khách cần tìm hiểu thêm kiến thức về thuế, kế toán, hãy đăng ký các khóa học tại PPI Việt Nam theo hotline 0944.32.5559 - 096.478.7599

Bài viết cùng danh mục
Copyright 2019 © PPI Việt Nam
ĐẠI LÝ THUẾ PPI VIỆT NAM

TRỤ SỞ CHÍNH HÀ NỘI:

Cơ sở 1 tại Cầu Giấy: Tầng 12 Tòa nhà Eurowindow Multi Complex số 27 Trần Duy Hưng, Trung Hòa, Cầu Giấy - Hà Nội

Cơ sở 2 tại Thanh Xuân: Tầng 12 - Tòa nhà Diamond Flower, 48 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Cơ sở 3 tại Hà Đông: Tầng Dịch Vụ Tòa A Chung cư sông Nhuệ, P.Kiến Hưng, Hà Đông - Hà Nội

CN NAM ĐỊNH: 106 Nguyễn Khánh Toàn, khu đô thị Bãi Viên, TP.Nam Định

CN HẢI DƯƠNG: 45C Phố An Ninh, P.Quang Trung, TP.Hải Dương

Hotline: 0964.787.599

Website: www.ppivietnam.vn

Email: ktppivietnam@gmail.com

   
Lượt truy cập: 146485324
Số người đang xem: 13